Trường hợp bị can đã được áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm nhưng vi phạm nghĩa vụ thì cơ quan nào có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can?
- Đơn đề nghị đặt tiền để bảo đảm có nhất thiết phải lập thành văn bản không?
- Người phạm tội thành khẩn khai báo thì có được áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm không?
- Bị can đã được áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm nhưng vi phạm nghĩa vụ thì cơ quan nào có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can?
Đơn đề nghị đặt tiền để bảo đảm có nhất thiết phải lập thành văn bản không?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định như sau:
Đề nghị đặt tiền để bảo đảm
1. Bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền đề nghị bằng văn bản với cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án về việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can, bị cáo trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch này.
2. Đơn đề nghị của bị can, bị cáo, được gửi qua cơ sở giam giữ hoặc gửi trực tiếp cho cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị của bị can, bị cáo, cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển đến cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.
3. Đơn đề nghị của người thân thích, người đại diện của bị can, bị cáo được gửi trực tiếp đến cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.
Theo đó, đơn đề nghị đặt tiền để bảo đảm bắt buộc phải lập thành văn bản và gửi trực tiếp đến cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.
Người phạm tội thành khẩn khai báo thì có được áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm không?
Người phạm tội thành khẩn khai báo thì có được áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm không? (hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định về điều kiện áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm bao gồm:
Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tình trạng tài sản, nhân thân của bị can, bị cáo; bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, phạm tội lần đầu, tố giác đồng phạm, có tình tiết giảm nhẹ (như tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại...); việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm trừ các trường hợp sau:
a) Bị can, bị cáo dùng thủ đoạn xảo quyệt, phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
c) Bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã.
d) Phạm nhiều tội;
đ) Phạm tội nhiều lần.
Theo đó, để được áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét các yếu tố sau:
(1) Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tình trạng tài sản, nhân thân của bị can, bị cáo;
(2) Bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, phạm tội lần đầu, tố giác đồng phạm, có tình tiết giảm nhẹ;
(3) Việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Đồng thời, bị can, bị cáo không thuộc các trường hợp sau:
(1) Bị can, bị cáo dùng thủ đoạn xảo quyệt, phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
(2) Bị can, bị cáo là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
(3) Bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã.
(4) Phạm nhiều tội;
(5) Phạm tội nhiều lần.
Như vậy, trong trường hợp người phạm tội thành khẩn khai báo thì cần đáp ứng các yếu tố kể trên thì cơ quan tố tụng sẽ xem xét cho phép áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.
Bị can đã được áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm nhưng vi phạm nghĩa vụ thì cơ quan nào có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm
1. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được quyết định về việc bảo lĩnh hoặc quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm, đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu khác có liên quan về việc bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm, Kiểm sát viên phải kiểm sát căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, thời hạn bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 121 hoặc Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 07/8/2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm, báo cáo đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định về việc bảo lĩnh hoặc quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm.
Trường hợp bị can đã được áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm nhưng vi phạm nghĩa vụ thì Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can.
Chiếu theo quy định này, trong trường hợp bị can đã được áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm nhưng vi phạm nghĩa vụ, thì Viện kiểm sát sẽ là cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?