Bị can đặt tiền để bảo đảm có được trả lại tiền nếu bị đình chỉ điều tra hay không? Thủ tục trả tiền đặt để bảo đảm được quy định thế nào?
Bị can đã đặt tiền để bảo đảm nhưng có quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can thì xử lý như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC có nêu cụ thể các trường hợp hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm như sau:
Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm
1. Việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm bị hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
b) Bị can, bị cáo bị bắt tạm giam về tội đã phạm trước khi áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hoặc tiếp tục phạm tội;
c) Bị can, bị cáo chết;
d) Bị can, bị cáo đã chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan;
đ) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam;
e) Bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự.
Căn cứ những quy định trên, có thể thấy trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can thì việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm sẽ bị hủy bỏ.
Bị can đặt tiền để bảo đảm có được trả lại tiền nếu bị đình chỉ điều tra hay không? Thủ tục trả tiền đặt để bảo đảm được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Bị can đặt tiền để bảo đảm có được trả lại tiền nếu bị đình chỉ điều tra hay không?
Tại Điều 11 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định về hình thức xử lý đối với tiền đặt để bảo đảm trong trường hợp hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm như sau:
Xử lý đối với tiền đặt để bảo đảm trong trường hợp hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm
1. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 10 của Thông tư liên tịch này, tiền đã đặt để bảo đảm được trả lại cho bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất là chủ sở hữu số tiền theo cam kết khi đề nghị được đặt tiền để bảo đảm. Trường hợp bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất chết thì tiền đã đặt để bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế.
2. Trường hợp quy định tại điểm b và điểm e khoản 1 Điều 10 của Thông tư liên tịch này, tiền đã đặt để bảo đảm bị tịch thu nộp vào ngân sách Nhà nước.
Theo đó, khi hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm theo trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này thì tiền đã đặt để bảo đảm được trả lại cho bị can.
Trường hợp bị can chết thì tiền đã đặt để bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế.
Thủ tục trả lại tiền đặt để bảo đảm do Kho bạc Nhà nước quản lý được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC, thủ tục trả lại tiền đặt để bảo đảm trả lại tiền đã đặt để bảo đảm đang do Kho bạc Nhà nước quản lý tại tài khoản tạm giữ được thực hiện như sau:
- Sau khi nhận được quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, người được trả lại tiền phải gửi cho chủ tài khoản tạm giữ là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát (trong giai đoạn điều tra, truy tố) hoặc Tòa án nhân dân xét xử sơ thẩm (trong giai đoạn xét xử) đơn đề nghị trả lại tiền đã đặt để bảo đảm.
Ngoài ra, cần kèm theo bản phôtô giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu và quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đề nghị và các tài liệu khác có liên quan, cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Kho bạc Nhà nước trả lại tiền đã đặt để bảo đảm và giao hồ sơ cho người làm đơn đề nghị để nộp cho Kho bạc Nhà nước làm thủ tục nhận lại tiền.
Hồ sơ đề nghị gửi Kho bạc Nhà nước gồm có: quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm và 02 liên Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi (theo mẫu của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước);
- Căn cứ vào hồ sơ đề nghị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục trả lại tiền đã đặt để bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Sau khi trả lại tiền đã đặt để bảo đảm, Kho bạc Nhà nước lưu 01 liên Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi và chuyển 01 liên Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi cho đơn vị mở tài khoản tạm giữ.
Đơn vị mở tài khoản tạm giữ sẽ rà soát, tổng hợp gửi cho cơ quan đã ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm để đơn vị này lưu vào hồ sơ vụ án.
Trường hợp vụ án đang trong giai đoạn điều tra thì sau khi nhận được 01 liên Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi, Viện kiểm sát chuyển ngay cho Cơ quan điều tra đang tiến hành tố tụng đối với vụ án để lưu vào hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?