Trước khi đưa cầu giao thông nông thôn vào vận hành khai thác thì chủ đầu tư có những trách nhiệm gì?
Trước khi đưa cầu giao thông nông thôn vào vận hành khai thác thì chủ đầu tư có những trách nhiệm gì?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 12/2014/TT-BGTVT, có quy định về tiếp nhận cầu hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào vận hành khai thác như sau:
Tiếp nhận cầu hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào vận hành khai thác
1. Trước khi đưa cầu vào vận hành khai thác, Chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Hoàn thành các thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng công trình theo quy định;
b) Lắp đặt đầy đủ biển báo hiệu, bảng hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình an toàn theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này;
c) Bàn giao cho Chủ quản lý sử dụng cầu hồ sơ tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này;
d) Bàn giao cho Chủ quản lý sử dụng cầu hệ thống cọc, mốc bồi thường giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi cầu.
2. Khi bàn giao cầu, Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tổ chức giám sát thi công xây dựng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến giai đoạn xây dựng, Chủ quản lý sử dụng cầu tiến hành kiểm tra, rà soát các nội dung sau:
a) Các hạng mục công trình (kết cấu nhịp dầm, dàn, khung, vòm cầu, cáp treo, cột tháp, dây treo, hố neo cáp chủ, hệ mặt cầu, trụ, mố cầu, đường đầu cầu và các hạng mục công trình khác). Trường hợp có khiếm khuyết, tồn tại về chất lượng thì phải khắc phục đảm bảo quy định thiết kế mới được tổ chức bàn giao;
b) Biển báo hiệu, bảng hướng dẫn và hệ thống an toàn giao thông theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
3. Sau khi nhận bàn giao cầu đưa vào vận hành khai thác, Chủ quản lý sử dụng cầu phải thông báo bằng văn bản đến Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, chính quyền thôn về thời gian đưa cầu vào vận hành khai thác, tải trọng, tốc độ cho phép, khổ giới hạn cho phép và các nội dung cần thiết khác.
4. Trong thời gian bảo hành, Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện sửa chữa các hư hỏng, khiếm khuyết, thay thế bộ phận, hạng mục bị hư hỏng và thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Như vậy, theo quy định trên thì trước khi đưa cầu giao thông nông thôn vào vận hành khai thác thì chủ đầu tư có những trách nhiệm như sau:
- Hoàn thành các thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng công trình theo quy định;
- Lắp đặt đầy đủ biển báo hiệu, bảng hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình an toàn theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này;
- Bàn giao cho Chủ quản lý sử dụng cầu hồ sơ tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này;
- Bàn giao cho Chủ quản lý sử dụng cầu hệ thống cọc, mốc bồi thường giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi cầu.
Cầu giao thông nông thôn (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư cầu giao thông nông thôn phải bàn giao các hồ sơ gì cho chủ quản lý sử dụng cầu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 12/2014/TT-BGTVT, có quy định về lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ quản lý, vận hành khai thác cầu như sau:
Lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ quản lý, vận hành khai thác cầu
1. Trước khi bàn giao đưa cầu vào vận hành khai thác ít nhất 10 ngày, Chủ đầu tư phải bàn giao cho Chủ quản lý sử dụng cầu các hồ sơ tài liệu sau:
a) Quy trình bảo trì, trừ các trường hợp không phải lập quy trình bảo trì theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.
Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn bảo trì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sử dụng quy trình bảo trì của cầu tương tự, Chủ đầu tư và tư vấn thiết kế phải điều chỉnh, bổ sung các nội dung cần thiết để phù hợp với công trình cầu do mình quản lý trước khi bàn giao cho Chủ quản lý sử dụng cầu;
b) Quy trình quản lý, vận hành khai thác đối với các cầu phải có quy trình riêng quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này;
c) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công, hồ sơ cọc mốc đền bù giải phóng mặt bằng thực tế, mốc hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi cầu, các tài liệu có liên quan tới việc quản lý, vận hành khai thác cầu;
d) Danh mục thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ chưa lắp đặt hoặc chưa sử dụng trong giai đoạn đầu tư xây dựng cầu (nếu có);
đ) Hồ sơ thẩm tra an toàn giao thông và hồ sơ trạng thái ban đầu của cầu (nếu có);
e) Mốc cao độ, tọa độ xây dựng cầu và các mốc phục vụ quan trắc cầu (nếu có);
Như vậy, theo quy định trên thì chủ đầu tư cầu giao thông nông thôn phải bàn giao cho Chủ quản lý sử dụng cầu các hồ sơ tài liệu sau:
- Quy trình bảo trì, trừ các trường hợp không phải lập quy trình bảo trì theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.
- Quy trình quản lý, vận hành khai thác đối với các cầu phải có quy trình riêng quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công, hồ sơ cọc mốc đền bù giải phóng mặt bằng thực tế, mốc hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi cầu, các tài liệu có liên quan tới việc quản lý, vận hành khai thác cầu;
- Danh mục thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ chưa lắp đặt hoặc chưa sử dụng trong giai đoạn đầu tư xây dựng cầu (nếu có);
- Hồ sơ thẩm tra an toàn giao thông và hồ sơ trạng thái ban đầu của cầu (nếu có);
- Mốc cao độ, tọa độ xây dựng cầu và các mốc phục vụ quan trắc cầu (nếu có);
Chủ quản lý sử dụng cầu giao thông nông thôn thì có trách nhiệm lập những hồ sơ tài liệu nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 12/2014/TT-BGTVT, có quy định về lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ quản lý, vận hành khai thác cầu như sau:
Lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ quản lý, vận hành khai thác cầu
…
2. Trong quá trình quản lý, vận hành khai thác, Chủ quản lý sử dụng cầu, Đơn vị quản lý cầu có trách nhiệm lập các hồ sơ tài liệu sau:
a) Lập và ghi nhật ký theo dõi tình trạng cầu;
b) Lập hồ sơ lý lịch cầu;
c) Các hồ sơ tài liệu biên bản, văn bản kiểm tra kỹ thuật, đánh giá tình trạng cầu;
d) Hồ sơ tài liệu liên quan đến sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất, kết quả kiểm định chất lượng, thử tải cầu (nếu có);
đ) Văn bản, biên bản xử lý các hành vi vi phạm đối với công trình cầu, hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi cầu và đường hai đầu cầu;
e) Các văn bản liên quan đến an toàn giao thông;
g) Số liệu đếm xe (nếu có);
h) Các văn bản khác có liên quan.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ quản lý sử dụng cầu giao thông nông thôn, Đơn vị quản lý cầu có trách nhiệm lập các hồ sơ tài liệu sau:
- Lập và ghi nhật ký theo dõi tình trạng cầu;
- Lập hồ sơ lý lịch cầu;
- Các hồ sơ tài liệu biên bản, văn bản kiểm tra kỹ thuật, đánh giá tình trạng cầu;
- Hồ sơ tài liệu liên quan đến sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất, kết quả kiểm định chất lượng, thử tải cầu (nếu có);
- Văn bản, biên bản xử lý các hành vi vi phạm đối với công trình cầu, hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi cầu và đường hai đầu cầu;
- Các văn bản liên quan đến an toàn giao thông;
- Số liệu đếm xe (nếu có);
- Các văn bản khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?