Báo cáo kiểm tra kỹ thuật các công trình trên đường giao thông nông thôn gồm những nội dung nào?
Kiểm tra kỹ thuật các công trình trên đường giao thông nông thôn là gì?
Kiểm tra kỹ thuật các công trình trên đường giao thông nông thôn được quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT như sau:
Kiểm tra kỹ thuật các công trình trên đường GTNT
1. Kiểm tra kỹ thuật các công trình trên đường GTNT là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá thực trạng công trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của công trình trên đường GTNT, bao gồm: kiểm tra kỹ thuật phần đường, đường ngầm, bến phà đường bộ và hầm đường bộ.
2. Kiểm tra kỹ thuật phần đường:
a) Kiểm tra nền đường tại các vị trí có khả năng lún, sụt lở ta luy, đá lăn tại khu vực đường đi qua khu vực vách núi, các đoạn đường đèo, dốc cao nguy hiểm, các vị trí có nguy cơ ngập nước; kiểm tra sự ổn định và đánh giá các hư hỏng (nếu có) của các công trình kè, tường chắn;
b) Kiểm tra sự làm việc của mặt đường thông qua đánh giá độ bằng phẳng, dốc ngang, các hiện tượng trơn trượt; đánh giá các hư hỏng trên mặt đường, lề đường;
...
Như vậy, kiểm tra kỹ thuật các công trình trên đường giao thông nông thôn là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá thực trạng công trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của công trình trên đường giao thông nông thôn, bao gồm:
- Kiểm tra kỹ thuật phần đường;
- Kiểm tra kỹ thuật đường ngầm;
- Kiểm tra kỹ thuật bến phà đường bộ;
- Kiểm tra kỹ thuật hầm đường bộ.
Kiểm tra kỹ thuật các công trình trên đường giao thông nông thôn là gì? (Hình từ Internet)
Công tác kiểm tra kỹ thuật phần đường bao gồm những hoạt động nào?
Công tác kiểm tra kỹ thuật phần đường được quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT như sau:
Kiểm tra kỹ thuật các công trình trên đường GTNT
...
2. Kiểm tra kỹ thuật phần đường:
a) Kiểm tra nền đường tại các vị trí có khả năng lún, sụt lở ta luy, đá lăn tại khu vực đường đi qua khu vực vách núi, các đoạn đường đèo, dốc cao nguy hiểm, các vị trí có nguy cơ ngập nước; kiểm tra sự ổn định và đánh giá các hư hỏng (nếu có) của các công trình kè, tường chắn;
b) Kiểm tra sự làm việc của mặt đường thông qua đánh giá độ bằng phẳng, dốc ngang, các hiện tượng trơn trượt; đánh giá các hư hỏng trên mặt đường, lề đường;
c) Kiểm tra khả năng thoát nước và tình trạng làm việc của hệ thống thoát nước (cống, rãnh dọc, hố thu, hố thăm, rãnh xương cá ở lề đường và các hạng mục khác); đánh giá các hư hỏng khác (nếu có);
d) Kiểm tra, đánh giá tình trạng hệ thống biển báo hiệu đường bộ và các công trình an toàn giao thông.
3. Kiểm tra kỹ thuật đường ngầm thực hiện theo Quy trình quản lý, vận hành khai thác đường ngầm và một số quy định sau:
a) Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của đường ngầm trước và sau khi kết thúc mùa mưa bão để có biện pháp sửa chữa khắc phục các hư hỏng (nếu có). Nội dung kiểm tra tập trung vào tình trạng ổn định, các hư hỏng (nếu có) của kè, móng, mái và thân nền đường ngầm; chiều rộng, hiện tượng nứt, vỡ, bong bật, ổ gà, trồi, lún của kết cấu mặt đường ngầm; hệ thống cọc tiêu hai bên đường ngầm, các biển báo hiệu đường bộ, bảng hướng dẫn, cột thủy chuẩn;
...
Như vậy, theo quy định, công tác kiểm tra kỹ thuật phần đường bao gồm các hoạt động sau đây:
(1) Kiểm tra nền đường tại các vị trí có khả năng lún, sụt lở ta luy, đá lăn tại khu vực đường đi qua khu vực vách núi, các đoạn đường đèo, dốc cao nguy hiểm, các vị trí có nguy cơ ngập nước;
Kiểm tra sự ổn định và đánh giá các hư hỏng (nếu có) của các công trình kè, tường chắn;
(2) Kiểm tra sự làm việc của mặt đường thông qua đánh giá độ bằng phẳng, dốc ngang, các hiện tượng trơn trượt; đánh giá các hư hỏng trên mặt đường, lề đường;
(3) Kiểm tra khả năng thoát nước và tình trạng làm việc của hệ thống thoát nước (cống, rãnh dọc, hố thu, hố thăm, rãnh xương cá ở lề đường và các hạng mục khác); đánh giá các hư hỏng khác (nếu có);
(4) Kiểm tra, đánh giá tình trạng hệ thống biển báo hiệu đường bộ và các công trình an toàn giao thông.
Báo cáo kiểm tra kỹ thuật các công trình trên đường giao thông nông thôn gồm những nội dung nào?
Báo cáo kiểm tra kỹ thuật được quy định tại khoản 7 Điều 15 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT như sau:
Kiểm tra kỹ thuật các công trình trên đường GTNT
...
c) Khi phát hiện các công trình trên đường GTNT hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn giao thông trên địa bàn, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phải phối hợp với Chủ quản lý sử dụng đường GTNT kiểm tra xác định khả năng khai thác. Trường hợp mất an toàn phải tạm dừng khai thác ngay để khắc phục và tổ chức phân luồng giao thông.
7. Kết thúc kiểm tra kỹ thuật, các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện phải lập báo cáo kiểm tra với các nội dung sau:
a) Tên đường, các công trình trên đường GTNT được kiểm tra;
b) Ngày tháng năm tiến hành kiểm tra;
c) Tên tổ chức, cá nhân, chuyên gia, tư vấn thực hiện kiểm tra;
d) Kết quả kiểm tra các công trình;
đ) Nhận xét, đánh giá về thực trạng khai thác của đường GTNT, các công trình trên đường tại thời điểm kiểm tra; so sánh với các lần kiểm tra trước;
e) Kiến nghị các công việc sửa chữa, khắc phục hoặc kiến nghị khác (nếu có).
Như vậy, theo quy định, khi kết thúc kiểm tra kỹ thuật công trình trên đường giao thông nông thôn, các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện phải lập báo cáo kiểm tra với các nội dung sau đây:
(1) Tên đường, các công trình trên đường giao thông nông thôn được kiểm tra;
(2) Ngày tháng năm tiến hành kiểm tra;
(3) Tên tổ chức, cá nhân, chuyên gia, tư vấn thực hiện kiểm tra;
(4) Kết quả kiểm tra các công trình;
(5) Nhận xét, đánh giá về thực trạng khai thác của đường giao thông nông thôn, các công trình trên đường tại thời điểm kiểm tra; so sánh với các lần kiểm tra trước;
(6) Kiến nghị các công việc sửa chữa, khắc phục hoặc kiến nghị khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?