Trưng tập cộng tác viên thanh tra cơ quan khác vào đoàn thanh tra được hay không? Ai có thẩm quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra?
- Trưng tập cộng tác viên thanh tra cơ quan khác vào đoàn thanh tra được hay không?
- Ai có thẩm quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra?
- Chế độ, chính sách đối với cộng tác viên thanh tra như thế nào?
- Kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra đến từ nguồn nào?
- Những việc cộng tác viên thanh tra không được làm ra sao?
Trưng tập cộng tác viên thanh tra cơ quan khác vào đoàn thanh tra được hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Thanh tra 2010 quy định như sau:
"Điều 35. Cộng tác viên thanh tra
Trong hoạt động thanh tra, cơ quan thanh tra nhà nước có quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra. Cộng tác viên thanh tra là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra.
Tiêu chuẩn cụ thể, chế độ, chính sách, trách nhiệm đối với cộng tác viên thanh tra; việc trưng tập cộng tác viên thanh tra do Chính phủ quy định."
Như vậy, Chánh thanh tra cấp huyện quyết định thanh lập đoàn thanh tra có quyền trưng tập cán bộ, công chức thuộc các cơ quan khác vào thành viên đoàn thanh tra.
Dĩ nhiên, Cộng tác viên thanh tra là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra.
Công tác viên Thanh tra
Ai có thẩm quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 23. Trưng tập cộng tác viên thanh tra
1. Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước có quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra.
2. Việc trưng tập cộng tác viên thanh tra phải thực hiện bằng văn bản. Nội dung văn bản trưng tập cộng tác viên thanh tra phải ghi rõ căn cứ để trưng tập, đối tượng được trưng tập, thời gian trưng tập, nơi làm việc, chế độ đãi ngộ.
Trước khi trưng tập cộng tác viên thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước phải thống nhất với cơ quan quản lý trực tiếp người được trưng tập.
3. Khi kết thúc thời gian trưng tập, cơ quan trưng tập có văn bản nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ của cộng tác viên thanh tra gửi cho Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người được trưng tập."
Theo đó, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước là người có quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra.
Chế độ, chính sách đối với cộng tác viên thanh tra như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 25. Chế độ, chính sách đối với cộng tác viên thanh tra
1. Trong thời gian tham gia Đoàn thanh tra, cộng tác viên thanh tra được hưởng các chế độ:
a) Cơ quan trực tiếp quản lý trả lương, phụ cấp (nếu có);
b) Cơ quan trưng tập chi trả tiền công tác phí, bảo đảm các điều kiện, phương tiện làm việc và các quyền lợi khác như thành viên của Đoàn thanh tra.
Trường hợp cơ quan trưng tập không trực tiếp quản lý nguồn kinh phí chi trả thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan trưng tập chi trả công tác phí cho cộng tác viên thanh tra theo đề nghị của cơ quan trưng tập.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cộng tác viên thanh tra phù hợp với đặc điểm hoạt động thanh tra do bộ, ngành quản lý."
Theo đó, chế độ, chính sách đối với cộng tác viên thanh tra thực hiện theo quy định trên.
Kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra đến từ nguồn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 26. Kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra
1. Kinh phí cho việc trưng tập cộng tác viên thanh tra thuộc cơ quan thanh tra nhà nước cấp nào thì do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm.
2. Hàng năm, các cơ quan thanh tra nhà nước lập dự toán kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra được cấp ngoài định mức khoán chi hành chính theo biên chế."
Theo đó, kinh phí cho việc trưng tập cộng tác viên thanh tra thuộc cơ quan thanh tra nhà nước cấp nào thì do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm.
Những việc cộng tác viên thanh tra không được làm ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 3. Những việc thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra không được làm
1. Thanh tra viên không được làm những việc sau đây:
a) Những việc mà pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật có liên quan quy định không được làm;
b) Các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 13 Luật Thanh tra;
c) Tiến hành thanh tra khi không có quyết định thanh tra hoặc văn bản phân công của cấp có thẩm quyền;
d) Thông đồng với đối tượng thanh tra và những người có liên quan trong vụ việc thanh tra để làm sai lệch kết quả thanh tra;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để bao che cho đối tượng thanh tra và những người có liên quan.
2. Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra không được tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập hoặc phải từ chối tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập trong trường hợp vợ (hoặc chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình, của vợ (hoặc của chồng) là đối tượng thanh tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra."
Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan đến cộng tác viên thanh tra gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiệu trưởng có được bổ sung thêm thời gian nâng bậc lương trước thời hạn 3 tháng không? Tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn hiện nay?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái như thế nào?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bạc Liêu? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bạc Liêu như thế nào?
- Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu hay, ý nghĩa? Đặc điểm môn Ngữ Văn là gì?
- Điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có thuộc trường hợp được cấp mới chứng chỉ không?