Trung tâm giáo dục thường xuyên có tư cách pháp nhân không? Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm là gì?
Trung tâm giáo dục thường xuyên có tư cách pháp nhân không?
Theo Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT quy định về vị trí pháp lý của Trung tâm như sau:
Vị trí pháp lý của Trung tâm
1. Trung tâm là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý, chỉ đạo Trung tâm.
Theo quy định trên, Trung tâm giáo dục thường xuyên có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trung tâm giáo dục thường xuyên có tư cách pháp nhân không? Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm là gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm giáo dục thường xuyên là gì?
Căn cứ Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm
1. Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục, đào tạo:
a) Chương trình xóa mù chữ.
b) chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở để cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông để cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông cho đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, đối tượng trong độ tuổi học phổ thông theo kế hoạch hằng năm của địa phương, người lao động có nhu cầu hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
...
2. Liên kết hoạt động giáo dục, đào tạo trong nước và ngoài nước theo quy định của Luật Giáo dục và pháp luật có liên quan. Tổ chức cho người học học tập, thực hành, trải nghiệm thông qua hợp tác, liên kết các chương trình giáo dục, đào tạo.
3. Thực hiện quyền tự chủ theo quy định của pháp luật và một số quy định cụ thể sau đây:
a) Quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của Trung tâm;
b) Quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển Trung tâm; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc Trung tâm;
...
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
5. Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục theo yêu cầu của chương trình giáo dục, đào tạo.
6. Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lí, viên chức; tổ chức cho nhà giáo cập nhật, nâng cao kỹ nghề nghiệp; tổ chức cho nhà giáo, viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội.
7. Thực hiện quy chế dân chủ trong Trung tâm.
8. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và có trách nhiệm giải trình trước cơ quan có thẩm quyền, người học và xã hội.
9. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Trung tâm giáo dục thường xuyên có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể tại Điều 4 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ tổ chức các chương trình giáo dục như Chương trình xóa mù chữ; liên kết hoạt động giáo dục, đào tạo trong nước và ngoài nước theo quy định của Luật Giáo dục và pháp luật có liên quan.
Đồng thời Trung tâm giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lí, viên chức; tổ chức cho nhà giáo cập nhật, nâng cao kỹ nghề nghiệp; tổ chức cho nhà giáo, viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội.
Và thực chế độ thông tin, báo cáo và có trách nhiệm giải trình trước cơ quan có thẩm quyền, người học và xã hội.
Trung tâm giáo dục thường xuyên có cơ cấu tổ chức thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT về cơ cấu tổ chức của Trung tâm như sau:
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm: giám đốc, các phó giám đốc; các phòng chức năng, phòng chuyên môn, nghiệp vụ; lớp học; tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ hoạt động giáo dục, đào tạo (nếu có); hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật; hội đồng khoa học, hội đồng tư vấn (khi cần thiết).
Như vây, Trung tâm giáo dục thường xuyên có cơ cấu tổ chức như sau:
+ Giám đốc, các phó giám đốc Trung tâm.
+ Các phòng chức năng, phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Lớp học.
+ Tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ hoạt động giáo dục, đào tạo (nếu có).
+ Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật.
+ Hội đồng tư vấn (khi cần thiết).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?