Trong xây dựng công trình giao thông chất lượng nhựa đường được sử dụng cần bảo đảm những yêu cầu như thế nào?

Cho tôi hỏi chất lượng nhựa đường sử dụng trong việc xây dựng công trình giao thông được quy định như thế nào? Việc lấy mẫu và thử đối với nhựa đường được thực hiện theo phương pháp nào? Đơn vị cung ứng nhựa đường cho công trình giao thông có những trách nhiệm gì? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Chất lượng nhựa đường sử dụng trong công trình giao thông được quy định như thế nào?

Theo Điều 4 Thông tư 27/2014/TT-BGTVT quy định về chất lượng nhựa đường sử dụng trong công trình giao thông như sau:

Quy định về chất lượng nhựa đường
1. Nhựa đường phải đồng nhất, không chứa nước và không tạo bọt khi gia nhiệt đến 175°C. Ngoài các hợp chất ở trạng thái tự nhiên theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này, trong nhựa đường không được chứa bất kỳ lượng hóa chất nào phối trộn thêm.
2. Dựa vào độ kim lún, nhựa đường được chia thành các mác: 20-30; 40-50; 60-70; 85-100; 120-150 và 200-300. Các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa đường được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, nhựa đường phải đồng nhất, không chứa nước và không tạo bọt khi gia nhiệt đến 175°C. Ngoài các hợp chất ở trạng thái tự nhiên theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này, trong nhựa đường không được chứa bất kỳ lượng hóa chất nào phối trộn thêm.

Dựa vào độ kim lún, nhựa đường được chia thành các mác: 20-30; 40-50; 60-70; 85-100; 120-150 và 200-300. Các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa đường được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 27/2014/TT-BGTVT.

Quy chuẩn kỹ thuật đối với nhựa đường dùng trong xây dụng công trình giao thông: TẢI VỀ

Chất lượng nhựa đường sử dụng trong công trình giao thông

Chất lượng nhựa đường sử dụng trong công trình giao thông (Hình từ Internet)

Việc lấy mẫu và thử đối với nhựa đường sử dụng trong công trình giao thông được thực hiện theo phương pháp nào?

Theo Điều 5 Thông tư 27/2014/TT-BGTVT quy định về phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử nhựa đường sử dụng trong công trình giao thông như sau:

Phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử
1. Phương pháp lấy mẫu
Mẫu nhựa đường để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được lấy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7494:2005 (ASTM D 140) Bitum - Phương pháp lấy mẫu.
2. Phương pháp thử
Phương pháp thử ứng với từng chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa đường quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, mẫu nhựa đường để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được lấy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7494:2005 (ASTM D 140) Bitum - Phương pháp lấy mẫu.

Phương pháp thử ứng với từng chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa đường quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 27/2014/TT-BGTVT.

Đơn vị cung ứng nhựa đường cho công trình giao thông có những trách nhiệm gì?

Theo Điều 6 Thông tư 27/2014/TT-BGTVT, trong hoạt động cung ứng nhựa đường cho công trình giao thông, đơn vị cung ứng nhựa đường có những trách nhiệm như sau:

- Về trang thiết bị và hệ thống quản lý chất lượng

+ Phải thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008.

+ Phải có hệ thống kho bãi, bồn chứa (đối với nhựa đường bồn), phương tiện vận chuyển, quy trình tồn trữ, bảo quản và vận chuyển nhựa đường.

- Về việc tồn trữ và bảo quản nhựa đường

+ Đối với nhựa đường bồn: Phải có hệ thống bồn chứa, hệ thống gia nhiệt, hệ thống cân, các quy trình vận hành và kiểm soát chất lượng. Không được pha trộn các loại nhựa đường cùng mác nhưng nhập khẩu từ các nhà máy sản xuất khác nhau trong cùng một bồn chứa làm chất lượng vật liệu nhựa đường không đáp ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Đối với nhựa đường phuy: Phải có biện pháp bảo quản để đảm bảo vệ sinh môi trường, không bị suy giảm về chất lượng nhựa đường.

- Về việc vận chuyển

+ Đối với nhựa đường bồn: Có biện pháp kiểm soát chất lượng trong quá trình vận chuyển nhựa đường. Toàn bộ các họng ra của bồn chứa xe bồn (van mở trên nóc, van xả đáy, vòi bơm và các thiết bị có liên quan khác) phải được niêm phong trong quá trình vận chuyển. Niêm phong phải có đánh số, tên đơn vị và ghi rõ trên phiếu giao hàng, được các đơn vị sử dụng trực tiếp đối chiếu số niêm phong và mở niêm phong.

+ Đối với nhựa đường phuy: Nhựa đường phuy giao cho đơn vị sử dụng phải đảm bảo còn nguyên nhãn mác hàng hóa, các thùng nhựa không bị thủng, rò rỉ nhựa đường.

- Về việc ghi nhãn sản phẩm

+ Đối với nhựa đường bồn: Phiếu giao hàng phải ghi rõ đơn vị cung ứng, nhập khẩu, mác nhựa đường, nhà máy và nước sản xuất nhựa đường, ngày nhập khẩu.

+ Đối với nhựa đường phuy nhập khẩu: Phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ các thông tin như mác nhựa đường, đơn vị nhập khẩu, nhà máy và nước sản xuất nhựa đường, ngày nhập khẩu, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả phuy.

+ Đối với nhựa đường đặc nóng đóng phuy tại Việt Nam: Phải ghi rõ đơn vị đóng phuy, mác nhựa đường, đơn vị nhập khẩu, nhà máy và nước sản xuất, ngày nhập khẩu, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả phuy.

Công trình giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kết hợp các công trình giao thông, thuỷ lợi và thủy điện với cấp nước dựa trên nguyên tắc thế nào?
Pháp luật
Có phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông không?
Pháp luật
Đất công trình giao thông là đất gì? Đất công trình giao thông thuộc nhóm đất nào theo Luật Đất đai mới nhất?
Pháp luật
10 loại công trình giao thông theo Nghị định 06? Ai có trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu công trình giao thông?
Pháp luật
Đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như thế nào?
Pháp luật
Không thu dọn vật liệu sửa chữa công trình giao thông dẫn đến tai nạn chết người bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-4:2016/BXD về các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình giao thông thế nào?
Pháp luật
Nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông là gì? Nhựa đường này có cần phải đồng nhất không?
Pháp luật
Trong xây dựng công trình giao thông chất lượng nhựa đường được sử dụng cần bảo đảm những yêu cầu như thế nào?
Pháp luật
Các công trình giao thông đô thị phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật chung nào và được bảo trì, sửa chữa như thế nào?
Pháp luật
Khung hình phạt của tội vi phạm quy định về quản lý công trình giao thông như thế nào? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình giao thông
1,078 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào