Trong vụ án yêu cầu giải quyết nợ xấu thì Tòa án có phải triệu tập và tống đạt các văn bản tố tụng cho tổ chức tín dụng và công ty mua lại khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng đó không?
- Quy định về đại diện theo ủy quyền của cá nhân, pháp nhân như thế nào?
- Quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự như thế nào?
- Quy định về việc ủy quyền khi khởi kiện, tham gia tố tụng như thế nào?
- Khi giải quyết vụ án dân sự thì Tòa án có phải triệu tập và tống đạt các văn bản tố tụng cho tổ chức tín dụng và công ty mua lại khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng đó không?
Quy định về đại diện theo ủy quyền của cá nhân, pháp nhân như thế nào?
Căn cứ Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:
“Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”
Như vậy, cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Khi giải quyết vụ án dân sự thì Tòa án có phải triệu tập và tống đạt các văn bản tố tụng cho tổ chức tín dụng và công ty mua lại khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng đó không?
Quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự như thế nào?
Căn cứ Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 85. Người đại diện
1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.
3. Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền.
Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.
4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.”
Như vậy, người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Theo đó, tại khoản 2 Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.
Quy định về việc ủy quyền khi khởi kiện, tham gia tố tụng như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP quy định như sau:
- Cá nhân được quyền ủy quyền cho pháp nhân hoặc cá nhân khác tham gia tố tụng tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
- Pháp nhân có quyền ủy quyền cho pháp nhân hoặc cá nhân khác khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
- Cá nhân, pháp nhân được ủy quyền được ủy quyền lại cho pháp nhân, cá nhân khác tham gia tố tụng nếu bên ủy quyền đồng ý bằng văn bản.
Theo đó, pháp nhân có quyền ủy quyền cho pháp nhân hoặc cá nhân khác khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Khi giải quyết vụ án dân sự thì Tòa án có phải triệu tập và tống đạt các văn bản tố tụng cho tổ chức tín dụng và công ty mua lại khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng đó không?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục IV Công văn 02/TANDTC-PC năm 2021 thì trong trường hợp này, Công ty đã mua lại khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, sau đó Công ty có văn bản ủy quyền cho tổ chức tín dụng với nội dung tổ chức tín dụng được khởi kiện và tham gia tố tụng tại Tòa án để giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu thì tổ chức tín dụng được ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự. Do vậy, khi giải quyết vụ án, Tòa án phải triệu tập và tống đạt văn bản tố tụng cho tổ chức tín dụng được ủy quyền, không phải triệu tập và tống đạt các văn bản tố tụng cho Công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời nhận xét cuối kì 1 lớp 1 tất cả các môn 2024 2025? Lời nhận xét cuối kì 1 lớp 1 theo Thông tư 27 thế nào?
- Quy định về hóa đơn, chứng từ theo Luật Thuế giá trị gia tăng? Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu?
- Mẫu báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ 1 Tiểu học mới nhất? Tải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ 1 Tiểu học?
- Lời nhận xét hạnh kiểm học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025 các cấp? Lời nhận xét hạnh kiểm của học sinh cuối học kì 1?
- Lỗi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT Nghị định 168? Không chấp hành hiệu lệnh phạt bao nhiêu?