Trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến Viện kiểm sát, cơ sở giam giữ, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm gì?

Việc triệu tập tham gia phiên tòa trực tuyến được pháp luật quy định ra sao? Trách nhiệm của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến được pháp luật quy định như thế nào? Ngoài ra cơ sở giam giữ và Viện kiểm sát trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến có trách nhiệm gì theo quy định của pháp luật? Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn! Đây là câu hỏi của chị Thanh - Cam Ranh, Khánh Hòa.

Cơ sở giam giữ trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến có trách nhiệm gì theo quy định của pháp luật?

Tại Điều 7 Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP quy định:

Trách nhiệm của cơ sở giam giữ trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến
1. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử mà cơ sở giam giữ xét thấy không thể trích xuất bị cáo đến địa điểm do Tòa án quyết định thì phải có văn bản đề nghị Tòa án cho phép tổ chức điểm cầu thành phần tại cơ sở giam giữ của mình. Văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do không thể trích xuất bị cáo đến địa điểm do Tòa án quyết định.
Nếu Tòa án chấp nhận việc tổ chức điểm cầu thành phần tại cơ sở giam giữ thì thông báo cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử biết về việc thay địa điểm tổ chức điểm cầu thành phần. Trường hợp triệu tập người tham gia tố tụng tại điểm cầu này thì gửi lại giấy triệu tập ghi rõ địa điểm phiên tòa.
2. Phối hợp với Tòa án bố trí điểm cầu thành phần tại cơ sở giam giữ.

Tổ chức phiên tòa trực tuyến

Tổ chức phiên tòa trực tuyến

Tổ chức phiên tòa trực tuyến thì Viện kiểm sát có trách nhiệm gì?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP quy định như sau:

Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến
Trong thời hạn 03 ngày đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường, 01 ngày đối với vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 3 của Thông tư liên tịch này, Viện kiểm sát phải có văn bản trả lời về việc mở phiên tòa trực tuyến và giải quyết như sau:
1. Trường hợp Viện kiểm sát đồng ý mở phiên tòa trực tuyến mà xét thấy cần thiết phải cử người tham gia phiên tòa tại điểm cầu thành phần thì phải ghi rõ họ và tên của người được cử. Kiểm sát viên được cử tham gia phiên tòa tại điểm cầu thành phần giúp việc cho Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại điểm cầu trung tâm;
2. Trường hợp Viện kiểm sát không đồng ý mở phiên tòa trực tuyến thì phiên tòa được tổ chức theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Như vậy, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến được quy định như trên.

Trách nhiệm của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP quy định cụ thể:

Trách nhiệm của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến
1. Trường hợp vụ án hình sự, dân sự, hành chính có đương sự, bị hại là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phải bảo đảm điều kiện kỹ thuật, công nghệ, không gian tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 4, khoản 1 Điều 5 của Thông tư liên tịch này và có văn bản đề nghị Tòa án cho phép tổ chức điểm cầu thành phần do mình bố trí.
2. Văn bản đề nghị Tòa án cho phép tổ chức điểm cầu thành phần do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước bố trí phải được gửi ngay cho Tòa án sau khi có đề nghị của đương sự, bị hại.
3. Phối hợp với Tòa án bố trí điểm cầu thành phần tại điểm cầu do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước bố trí.

Việc triệu tập tham gia phiên tòa trực tuyến được pháp luật quy định ra sao?

Tại Điều 9 Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP quy định:

Triệu tập tham gia phiên tòa trực tuyến
1. Tòa án triệu tập người tham gia tố tụng tham gia phiên tòa trong đó ghi rõ điểm cầu mà họ tham gia.
2. Đối với người tham gia tố tụng được triệu tập tham gia phiên tòa tại điểm cầu thành phần, giấy triệu tập phải ghi rõ yêu cầu khi tham gia phiên tòa theo quy định tại Điều 11 của Thông tư liên tịch này.

Như vậy, Tòa án triệu tập người tham gia tố tụng tham gia phiên tòa trong đó ghi rõ điểm cầu mà họ tham gia.

Đối với người tham gia tố tụng được triệu tập tham gia phiên tòa tại điểm cầu thành phần, giấy triệu tập phải ghi rõ yêu cầu khi tham gia phiên tòa theo quy định tại Điều 11 của Thông tư liên tịch này.

Phiên tòa trực tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trường hợp nào được mở phiên tòa trực tuyến và trường hợp nào không được mở phiên tòa trực tuyến trong đại dịch Covid-19?
Pháp luật
Trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến Viện kiểm sát, cơ sở giam giữ, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Điểm cầu trung tâm, điểm cầu thành phần trong phiên tòa trực tuyến là gì? Đối với các điểm cầu phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Pháp luật
Trong quá trình diễn ra phiên tòa trực tuyến mà hệ thống trực tuyến bị gián đoạn do lỗi kết nối đường truyền thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khi tham gia phiên tòa trực tuyến cần phải đáp ứng các điều kiện nào? Thành phần tham gia phiên tòa trực tuyến gồm những ai?
Pháp luật
Muốn mở phiên tòa trực tuyến cần xem xét, quyết định như thế nào? Tổ chức phiên tòa trực tuyến thì Viện kiểm sát có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Sắp tới, Tòa án sẽ xét xử theo hình thức phiên tòa trực tuyến phải không? Phiên tòa trực tuyến là gì?
Pháp luật
Tòa án nhân dân không được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử các vụ án nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Từ nay đến ngày 30/9/2022, mỗi tòa án nhân dân phải tổ chức ít nhất bao nhiêu phiên tòa trực tuyến?
Pháp luật
Sắp tới, đương sự có thể đề nghị Tòa án xét xử theo hình thức phiên tòa trực tuyến phải không? Các yêu cầu để tổ chức phiên tòa trực tuyến là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phiên tòa trực tuyến
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,310 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phiên tòa trực tuyến

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phiên tòa trực tuyến

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào