Trong việc thực hiện dân chủ ở xã phường thị trấn, các nội dung công khai để nhân dân biết gồm các nội dung nào?
- Trong việc thực hiện dân chủ ở xã phường thị trấn, các nội dung công khai để nhân dân biết gồm các nội dung nào?
- Các nội dung được công khai để nhân dân biết theo các hình thức nào trong việc thực hiện dân chủ ở xã phường thị trấn?
- Kết quả kiểm tra, giải quyết vụ việc tham nhũng của cán bộ công chức ở xã phường thị trấn được công khai để nhân dân biết bằng hình thức niêm yết không?
Trong việc thực hiện dân chủ ở xã phường thị trấn, các nội dung công khai để nhân dân biết gồm các nội dung nào?
Thực hiện dân chủ ở xã phường thị trấn (Hình từ Internet)
Về những nội dung công khai để nhân dân biết trong việc thực hiện dân chủ ở xã phường thị trấn gồm các nội dung được quy định theo khoản 7 Điều 5 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007 sau đây:
Những nội dung công khai
1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã.
2. Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân.
4. Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp.
5. Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế.
6. Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã.
7. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
8. Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này.
9. Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu.
10. Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.
11. Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
Theo đó, có tất cả 11 nội dung công khai để nhân dân biết trong việc thực hiện dân chủ ở xã phường thị trấn.
Các nội dung được công khai để nhân dân biết theo các hình thức nào trong việc thực hiện dân chủ ở xã phường thị trấn?
Theo khoản 1 Điều 6 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007 quy định về hình thức công khai để nhân dân biết trong thực hiện dân chủ ở xã phường thị trấn như sau:
Hình thức công khai
1. Những nội dung quy định tại Điều 5 của Pháp lệnh này được công khai bằng các hình thức sau đây:
a) Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã;
b) Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã;
c) Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.
2. Chính quyền cấp xã có thể áp dụng đồng thời nhiều hình thức công khai quy định tại khoản 1 Điều này; thực hiện việc cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 32 của Luật phòng, chống tham nhũng.
Theo đó, các nội dung sẽ được công khai để nhân dân biết theo những hình thức như sau:
- Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã (xã phường thị trấn);
- Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã (xã phường thị trấn);
- Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.
Kết quả kiểm tra, giải quyết vụ việc tham nhũng của cán bộ công chức ở xã phường thị trấn được công khai để nhân dân biết bằng hình thức niêm yết không?
Theo khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007 có quy định về vệc công khai bằng hình thức niêm yết như sau:
Việc công khai bằng hình thức niêm yết
1. Những nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 9 và 10 Điều 5 của Pháp lệnh này phải được niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã.
2. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm niêm yết những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày văn bản được thông qua, ký ban hành đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.
3. Thời gian niêm yết các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 9 Điều 5 của Pháp lệnh này ít nhất là ba mươi ngày liên tục, kể từ ngày niêm yết; các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 10 Điều 5 của Pháp lệnh này được niêm yết thường xuyên.
Theo đó, việc công khai bằng hình thức niêm yết tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã cho những nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 9 và khoản 10 Điều 5 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007, các nội dung đó là:
- Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công chức ở xã phường thị trấn trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân.
- Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu.
- Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chênh lệch thu từ lãi và chi phí trong hoạt động của Quỹ bảo toàn thì có được sử dụng bổ sung Quỹ bảo toàn không?
- Trong quản lý thuế, Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định của pháp luật về thuế?
- Hóa đơn điện tử được lập mà số hóa đơn có sai sót thì người bán có được hủy hoặc thay thế không?
- Hiến tạng có yêu cầu đủ bao nhiêu tuổi không? Hiến tạng có cần sự đồng ý của gia đình hay không?
- Ai có thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý?