Trong việc phối hợp kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh người nước ngoài tại Việt Nam thì Bộ Quốc phòng có trách nhiệm gì?
- Trong việc phối hợp kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam thì Bộ Quốc phòng có trách nhiệm gì?
- Trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh tại Việt Nam nhưng thuộc diện ưu đãi, miễn trừ thì xử lý như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức tập huấn cho kiểm soát viên khi có văn bản pháp luật mới liên quan đến công tác quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh?
Trong việc phối hợp kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam thì Bộ Quốc phòng có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 64/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Phối hợp trong công tác kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài
1. Bộ Công an có trách nhiệm trao đổi, cung cấp cho Bộ Quốc phòng:
a) Thông tin, tài liệu phục vụ công tác kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu;
b) Danh sách và dữ liệu người nước ngoài thuộc diện chưa cho nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh;
c) Mẫu dấu kiểm chứng nhập cảnh, xuất cảnh và chứng nhận tạm trú;
d) Danh sách và dữ liệu hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam bị mất, bị hủy giá trị sử dụng.
2. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm trao đổi, cung cấp cho Bộ Công an:
a) Tình hình người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; người nước ngoài vi phạm pháp luật hoặc các trường hợp có nghi vấn, phức tạp tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý;
b) Thông tin nhân sự người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh qua các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý;
c) Mẫu dấu kiểm chứng nhập cảnh, xuất cảnh, chứng nhận tạm trú cấp cho kiểm soát viên và mã số kiểm soát viên tại các đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc Bộ Quốc phòng.
...
Như vậy, trong việc phối hợp kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam thì Bộ Quốc phòng có trách nhiệm trao đổi, cung cấp cho Bộ Công an những nội dung sau:
(1) Tình hình người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
Người nước ngoài vi phạm pháp luật hoặc các trường hợp có nghi vấn, phức tạp tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý;
(2) Thông tin nhân sự người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh qua các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý;
(3) Mẫu dấu kiểm chứng nhập cảnh, xuất cảnh, chứng nhận tạm trú cấp cho kiểm soát viên và mã số kiểm soát viên tại các đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc Bộ Quốc phòng.
Trong việc phối hợp kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam thì Bộ Quốc phòng có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh tại Việt Nam nhưng thuộc diện ưu đãi, miễn trừ thì xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định 64/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Phối hợp xử lý vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
1. Đối với các vụ việc vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài do đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc Bộ Quốc phòng phát hiện thì xử lý theo thẩm quyền, nếu có tình tiết phức tạp thì trao đổi với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để phối hợp xử lý.
2. Trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam nhưng thuộc diện ưu đãi, miễn trừ thì thực hiện theo quy định của pháp luật về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
3. Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng chỉ đạo cơ quan chức năng kịp thời thông báo cho các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về phương thức, thủ đoạn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam để chủ động phối hợp phòng ngừa, phát hiện, xử lý.
Như vậy, theo quy định, trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh tại Việt Nam nhưng thuộc diện ưu đãi, miễn trừ thì thực hiện theo quy định của pháp luật về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức tập huấn cho kiểm soát viên khi có văn bản pháp luật mới liên quan đến công tác quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 64/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Phối hợp trong công tác kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài
...
2. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm trao đổi, cung cấp cho Bộ Công an:
a) Tình hình người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; người nước ngoài vi phạm pháp luật hoặc các trường hợp có nghi vấn, phức tạp tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý;
b) Thông tin nhân sự người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh qua các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý;
c) Mẫu dấu kiểm chứng nhập cảnh, xuất cảnh, chứng nhận tạm trú cấp cho kiểm soát viên và mã số kiểm soát viên tại các đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc Bộ Quốc phòng.
3. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an tổ chức tập huấn cho kiểm soát viên tại các đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc Bộ Quốc phòng khi có văn bản pháp luật, hướng dẫn mới liên quan đến công tác quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh.
Như vậy, theo quy định thì Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Công an tổ chức tập huấn cho kiểm soát viên tại các đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc Bộ Quốc phòng khi có văn bản pháp luật, hướng dẫn mới liên quan đến công tác quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?