Trong trường hợp nào phạm nhân phải làm thêm giờ? Phạm nhân làm thêm giờ thì được hưởng chế độ như thế nào?
Trong trường hợp nào phạm nhân phải làm thêm giờ? Phạm nhân làm thêm giờ thì được hưởng chế độ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy đinh về chế độ lao động của phạm nhân như sau:
Chế độ lao động của phạm nhân
1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.
...
Theo đó, trong trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp phạm nhân làm thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Trong trường hợp nào phạm nhân phải làm thêm giờ? Phạm nhân làm thêm giờ thì được chế độ như thế nào? (Hình từ Internet)
Phạm nhân có được sử dụng tiền có được từ việc làm thêm giờ tại nơi thi hành án hay không?
Theo khoản 3 Điều 28 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định:
Tiếp nhận người chấp hành án phạt tù
...
3. Cơ quan tiếp nhận phổ biến cho phạm nhân thực hiện các quy định sau đây:
a) Chỉ được đưa vào buồng giam những đồ dùng theo quy định; trường hợp có tư trang chưa dùng đến, có tiền, giấy tờ có giá, các loại thẻ thanh toán bằng hình thức điện tử, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải gửi trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quản lý; trường hợp phạm nhân có nhu cầu được chuyển số tiền, đồ dùng, tư trang cho thân nhân hoặc người đại diện và tự chịu chi phí thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thực hiện việc chuyển hoặc giao trực tiếp cho thân nhân hoặc người đại diện của phạm nhân tại nơi chấp hành án;
b) Không được sử dụng tiền, giấy tờ có giá tại nơi chấp hành án. Việc phạm nhân mua lương thực, thực phẩm và các hàng hóa khác để phục vụ đời sống, sinh hoạt tại nơi chấp hành án được thực hiện bằng hình thức mua qua sổ lưu ký;
c) Không được đưa vào nơi chấp hành án đồ vật thuộc danh mục cấm do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, trong thời gian thi hành án tại cơ quan thi hành án phạm nhân sẽ không được sử dụng tiền. Do đó, tiền có được từ việc lao động thêm giờ cũng không được phép sử dụng tại nơi phạm nhân thi hành án.
Việc phạm nhân mua lương thực, thực phẩm và các hàng hóa khác để phục vụ đời sống, sinh hoạt tại nơi chấp hành án được thực hiện bằng hình thức mua qua sổ lưu ký.
Cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức lao động cho phạm nhân dựa trên những căn cứ nào?
Theo Điều 33 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về tổ chức lao động cho phạm nhân như sau:
Tổ chức lao động cho phạm nhân
1. Căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân; điều kiện đất đai, tài nguyên, ngành, nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam; khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân, Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để phê duyệt.
2. Kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân hằng năm phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Tổng số phạm nhân, trong đó có số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật;
b) Dự kiến chi phí cho lao động; trích khấu hao tài sản cố định;
c) Dự kiến kết quả lao động của phạm nhân; chênh lệch thu, chi trong tổ chức lao động của phạm nhân;
d) Dự kiến, đề xuất kế hoạch sử dụng kết quả lao động của phạm nhân.
3. Trại giam tổ chức lao động cho phạm nhân theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phê duyệt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, việc tổ chức lao động cho phạm nhân sẽ căn cứ vào:
- Độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân;
- Điều kiện đất đai, tài nguyên, ngành, nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam;
- Khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân.
Kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân hằng năm phải có những nội dung:
- Tổng số phạm nhân, trong đó có số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật;
- Dự kiến chi phí cho lao động; trích khấu hao tài sản cố định;
- Dự kiến kết quả lao động của phạm nhân; chênh lệch thu, chi trong tổ chức lao động của phạm nhân;
- Dự kiến, đề xuất kế hoạch sử dụng kết quả lao động của phạm nhân.
Lưu ý: Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu 2025 mẫu số 04a/ĐK word? Hướng dẫn kê khai mẫu số 04a/ĐK chi tiết thế nào?
- Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện người ăn xin ngắn gọn chọn lọc? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Hướng dẫn soạn thảo dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27? Dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 có dạng như thế nào?
- Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn, cải biến, sáng tạo trong một tác phẩm văn học chọn lọc? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?
- Ái kỷ là gì? Dấu hiệu của ái kỷ? Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không?