Trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng, bên đề nghị được quyền giao kết hợp đồng với bên thứ ba không?

Tôi có thắc mắc liên quan đến việc đề nghị giao kết hợp đồng. Cụ thể công ty tôi trước đó có đề nghị giao kết hợp đồng với Công ty A với thời hạn trả lời là 02 tháng. Hiện tại vẫn chưa hết thời hạn trả lời, nhưng công ty tôi lại muốn ký hợp đồng với Công ty B (cùng một đối tượng đã đề nghị với Công ty A trước đó). Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này công ty tôi có được ký hợp đồng với Công ty B không? Câu hỏi của chị Thu Thủy ở Đồng Nai.

Trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng, bên đề nghị được quyền giao kết hợp đồng với bên thứ ba không?

Theo quy định tại Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015 về đề nghị giao kết hợp đồng như sau:

Đề nghị giao kết hợp đồng
1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.

Theo quy định trên, pháp luật không có quy định cấm trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng bên đề nghị giao kết hợp đồng với bên thứ ba.

Do đó, trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng, bên đề nghị được quyền giao kết hợp đồng với bên thứ ba. Tuy nhiên nếu bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng có thiệt hại phát sinh thì bên đề nghị phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị.

Đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng (Hình từ Internet)

Trường hợp nào được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng?

Theo khoản 2 Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực như sau:

Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;
b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

Theo đó, trường hợp được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng gồm:

+ Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân.

+ Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị.

+ Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

Bên đề nghị giao kết hợp đồng có được rút lại đề giao kết hợp đồng không?

Căn cứ Điều 389 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng như sau:

Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng
1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
2. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.

Theo quy định trên, bên đề nghị giao kết hợp đồng có được rút lại đề giao kết hợp đồng trong những trường hợp sau:

+ Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị.

+ Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong những trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 391 Bộ luật Dân sự 2015 về chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng như sau:

Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;
2. Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;
3. Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
4. Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;
5. Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;
6. Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.

Như vậy, đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong những trường hợp được quy định tại Điều 391 nêu trên.

5,430 lượt xem
Giao kết hợp đồng Tải về quy định liên quan đến Giao kết hợp đồng:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phó giám đốc có quyền giao kết hợp đồng với người lao động hay không?
Pháp luật
Tải về mẫu email chào hàng, giới thiệu sản phẩm ấn tượng? Hướng dẫn chi tiết cách viết email chào hàng một số ngành thông dụng?
Pháp luật
Công ty không ký kết hợp đồng lao động với người lao động thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Mức phạt theo quy định là bao nhiêu?
Pháp luật
Đang trong thời hạn chờ trả lời đề nghị giao kết hợp đồng mà giao kết với người thứ ba thì có phải bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật
Theo nguyên tắc thì im lặng trong giao kết hợp đồng có được xem là đồng ý hay không? Trường hợp nào thì hợp đồng giao kết được xem là vô hiệu?
Pháp luật
Người không biết chữ có được giao kết hợp đồng không? Làm sao để giao kết hợp đồng nếu không biết chữ?
Pháp luật
Đề nghị giao kết hợp đồng là gì? Có được rút lại đề nghị giao kết hợp đồng đã gửi hay không? Im lặng trong giao kết hợp đồng có được xem là đồng ý không?
Pháp luật
Khi đề nghị giao kết hợp đồng từ xa được thực hiện qua điện thoại thì tổ chức cần phải nói rõ những gì?
Pháp luật
Quy định mới nào cần chú ý khi giao kết hợp đồng trong giao dịch từ xa kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2024?
Pháp luật
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có được rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng hay không?
Pháp luật
Trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng, bên đề nghị được quyền giao kết hợp đồng với bên thứ ba không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao kết hợp đồng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao kết hợp đồng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào