Đề nghị giao kết hợp đồng là gì? Có được rút lại đề nghị giao kết hợp đồng đã gửi hay không? Im lặng trong giao kết hợp đồng có được xem là đồng ý không?

Xin cho hỏi đề nghị giao kết hợp đồng là gì? Có được rút lại đề nghị giao kết hợp đồng đã gửi hay không? Và sự im lặng có mặc nhiên được xem là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hay không? Giải đáp thắc giúp tôi. - câu hỏi của chị Hà Thanh đến từ Hà Nội.

Đề nghị giao kết hợp đồng là gì?

Theo Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về đề nghị giao kết hợp đồng. Cụ thể như sau:

Đề nghị giao kết hợp đồng
1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.

Như vậy, đề nghị giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên giao kết thể hiện ý chí, nguyện vọng với nhau, thông qua các nguyên tắc, trình tự theo quy định của pháp luật. Từ đó xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự.

Cụ thể, người đề nghị giao kết hợp đồng thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này. Người này sẽ thể hiện mong muốn của mình trước thông qua các đề xuất (có thể được hiểu là dự thảo hợp đồng ban đầu) chứa đựng các nội dung như đối tượng, giá cả, phương thức/ thời hạn thanh toán…

Sau khi đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng, người đề nghị phải chịu trách nhiệm với những nội dung mà mình đưa ra.

Im lặng trong giao kết hợp đồng có được xem là đồng ý không?

Im lặng trong giao kết hợp đồng có được xem là đồng ý không? (Hình từ Internet)

Có được rút lại đề nghị giao kết hợp đồng đã gửi hay không?

Nội dung thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng được ghi nhận tại Điều 389 Bộ luật Dân sự 2015:

Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng
1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
2. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.

Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 390 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ đề nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Như vậy, bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong 02 trường hợp sau đây:

- Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

- Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

Đồng thời, bên đề nghị giao kết hợp đồng cũng có thể hủy bỏ đề nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Sự im lặng có mặc nhiên được xem là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng không?

Căn cứ vào Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.

Như vậy, từ quy định trên thì sự im lặng của bên được đề nghị không được mặc nhiên coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.

Im lặng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Khi giữa các bên tồn tại thỏa thuận xem sự im lặng của bên nhận đề nghị giao kết là chấp nhận toàn bộ lời đề nghị;

+ Theo thói quen được thiết lập lặp đi lặp lại, thường xuyên của các bên, không cần phải có sự trả lời.

Đồng thời, theo thực tiễn xét xử, sự im lặng là biểu hiện của sự chấp nhận giao kết hợp đồng nếu có sự xuất hiện của các yếu tố:

+ Bên im lặng biết bên kia thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng không phản đổi;

+ Bên im lặng đã thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên kia;

+ Im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng nhưng sau đó yêu cầu bên kia thực hiện hợp đồng.

Giao kết hợp đồng Tải về quy định liên quan đến Giao kết hợp đồng:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đang trong thời hạn chờ trả lời đề nghị giao kết hợp đồng mà giao kết với người thứ ba thì có phải bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật
Theo nguyên tắc thì im lặng trong giao kết hợp đồng có được xem là đồng ý hay không? Trường hợp nào thì hợp đồng giao kết được xem là vô hiệu?
Pháp luật
Người không biết chữ có được giao kết hợp đồng không? Làm sao để giao kết hợp đồng nếu không biết chữ?
Pháp luật
Đề nghị giao kết hợp đồng là gì? Có được rút lại đề nghị giao kết hợp đồng đã gửi hay không? Im lặng trong giao kết hợp đồng có được xem là đồng ý không?
Pháp luật
Công ty không ký kết hợp đồng lao động với người lao động thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Mức phạt theo quy định là bao nhiêu?
Pháp luật
Khi đề nghị giao kết hợp đồng từ xa được thực hiện qua điện thoại thì tổ chức cần phải nói rõ những gì?
Pháp luật
Quy định mới nào cần chú ý khi giao kết hợp đồng trong giao dịch từ xa kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2024?
Pháp luật
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có được rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng hay không?
Pháp luật
Trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng, bên đề nghị được quyền giao kết hợp đồng với bên thứ ba không?
Pháp luật
Khi đề nghị giao kết hợp đồng với đối tác thì cần chú ý những điểm gì để tránh thiệt hại về phía mình?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao kết hợp đồng
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
29,550 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao kết hợp đồng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào