Trong thời hạn bao nhiêu ngày thì quỹ từ thiện phải nộp hồ sơ đề nghị công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động?
Điều kiện để quỹ từ thiện có thể hoạt động bao gồm những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động của quỹ từ thiện như sau:
"Điều 24. Điều kiện để quỹ được hoạt động
Quỹ được hoạt động khi đủ các điều kiện sau:
1. Có giấy phép thành lập và công nhận điều lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này cấp.
2. Đã công bố về việc thành lập quỹ theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
3. Có văn bản xác nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà từng sáng lập viên cam kết đóng góp để thành lập quỹ đã có đủ trong tài khoản của quỹ. Đối với tài sản khác, đã thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 23 Nghị định này."
4. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
Theo đó, để đủ điều kiện hoạt động thì quỹ từ thiện phải có giấy phép thành lập và điều lệ quỹ được công nhận; đã hoàn tất thủ tục công bố thành lập.
Ngoài ra, quỹ từ thiện phải đảm bảo một số giấy tờ như văn bản xác nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà từng sáng lập viên cam kết đóng góp để thành lập quỹ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
Trong thời hạn bao nhiêu ngày thì quỹ từ thiện phải nộp hồ sơ đề nghị công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động?
Trong thời hạn bao nhiêu ngày thì quỹ từ thiện phải nộp hồ sơ đề nghị công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ như sau:
"Điều 25. Công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ
1. Sau khi đã hoàn tất các thủ tục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 24 Nghị định này, Hội đồng quản lý quỹ lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này đề nghị công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập, quỹ có trách nhiệm gửi hồ sơ theo quy định đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét quyết định công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động.
2. Nội dung hồ sơ gồm:
a) Tài liệu chứng minh các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 24 Nghị định này;
b) Danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Hội đồng quản lý quỹ. Trường hợp thành viên Hội đồng quản lý quỹ là người nước ngoài phải cung cấp lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước người đó mang quốc tịch;
c) Văn bản liên quan đến việc bầu thành viên và các chức danh Hội đồng quản lý quỹ.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này ra quyết định công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ, trường hợp không công nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
..."
Như vậy, quỹ từ thiện có thời hạn 45 ngày để gửi hồ sơ theo quy định đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét quyết định công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động kể từ ngày nhận được giấy phép thành lập.
So với quy định cũ tại Điều 22 Nghị định 30/2012/NĐ-CP thì ở Nghị định 93/2019/NĐ-CP đã quy định rõ về thời gian mà quỹ từ thiện phải nộp hồ sơ.
Cơ quan có thẩm quyền nào sẽ ra quyết định công nhận quỹ từ thiện đủ điều kiện hoạt động?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ như sau:
"Điều 18. Thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; thu hồi giấy phép thành lập, đối với:
a) Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;
b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã."
Theo đó, tùy vào quy mô hoạt động của quỹ từ thiện mà quỹ từ thiện sẽ gửi hồ sơ đến các cơ quan khác nhau:
- Trường hợp quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh thì sẽ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định công nhận.
- Trường hợp quỹ hoạt động trong phạm vi huyện, xã thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ra quyết định công nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao công tác kế toán?
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?