Trọng tài viên lao động có được áp dụng chế độ công tác phí như cán bộ, công chức nhà nước khi tham gia Ban trọng tài lao động không?
- Trọng tài viên lao động có được áp dụng chế độ công tác phí như cán bộ, công chức nhà nước khi tham gia Ban trọng tài lao động không?
- Những đơn vị nào có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện làm việc để trọng tài viên lao động hoạt động?
- Trọng tài viên lao động bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ thì có bị miễn nhiệm không?
Trọng tài viên lao động có được áp dụng chế độ công tác phí như cán bộ, công chức nhà nước khi tham gia Ban trọng tài lao động không?
Chế độ công tác phí của trọng tài viên lao động được quy định tại khoản 1 Điều 103 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Chế độ, điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
1. Trọng tài viên lao động được hưởng các chế độ:
...
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định áp dụng mức bồi dưỡng cao hơn mức quy định tại điểm này phù hợp với khả năng ngân sách địa phương;
b) Được cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi đang công tác tạo điều kiện bố trí thời gian thích hợp để tham gia Hội đồng trọng tài lao động, Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp;
c) Được áp dụng chế độ công tác phí quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời gian tham gia Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp;
d) Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền tổ chức;
đ) Được khen thưởng theo quy định Luật Thi đua, khen thưởng về thành tích trong thực hiện nhiệm vụ của trọng tài viên lao động theo quy định;
e) Được hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, trong thời gian tham gia Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp thì trọng tài viên lao động được áp dụng chế độ công tác phí như đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
Ngoài ra, còn được cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi đang công tác tạo điều kiện bố trí thời gian thích hợp để tham gia Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp.
Trọng tài viên lao động có được áp dụng chế độ công tác phí như cán bộ, công chức nhà nước khi tham gia Ban trọng tài lao động không? (Hình từ Internet)
Những đơn vị nào có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện làm việc để trọng tài viên lao động hoạt động?
Việc bố trí địa điểm, phương tiện làm việc để trọng tài viên lao động hoạt động được quy định tại khoản 3 Điều 103 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Chế độ, điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
...
3. Điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Ban trọng tài lao động, Hội đồng trọng tài lao động:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện làm việc, tài liệu, văn phòng phẩm và các điều kiện cần thiết khác để trọng tài viên lao động, Ban trọng tài lao động, Hội đồng trọng tài lao động hoạt động;
b) Hội đồng trọng tài lao động được bố trí địa điểm làm việc tại trụ sở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Kinh phí hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí hằng năm cùng với dự toán chi thường xuyên của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Như vậy, theo quy định thì Sở Lao động Thương binh và Xã hội là đơn vị có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện làm việc, tài liệu, văn phòng phẩm và các điều kiện cần thiết khác để trọng tài viên lao động hoạt động.
Trọng tài viên lao động bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ thì có bị miễn nhiệm không?
Các trường hợp miễn nhiệm trọng tài viên lao động được quy định tại khoản 1 Điều 100 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Miễn nhiệm trọng tài viên lao động
1. Trọng tài viên lao động miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có đơn xin thôi làm trọng tài viên lao động;
b) Không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 98 Nghị định này;
c) Cơ quan đề cử có văn bản đề nghị miễn nhiệm, thay thế trọng tài viên lao động;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật làm phương hại đến lợi ích các bên hoặc lợi ích của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ của trọng tài viên lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Có 02 năm bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ theo quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.
2. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm trọng tài viên lao động
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin thôi làm trọng tài viên lao động của trọng tài viên lao động, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động có văn bản báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trao đổi với cơ quan đề cử và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm trọng tài viên lao động;
...
Theo đó, trọng tài viên lao động có 02 năm bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ theo quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động thì có thể bị miễn nhiệm.
Như vậy, trọng tài viên lao động có thể bị miễn nhiệm nếu bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ trong 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?