Trong quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia thì ai là người giám sát và ai là người thao tác?

Cho tôi hỏi trong quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia thì ai là người giám sát và ai là người thao tác? Yêu cầu đối với các đối tượng này như thế nào? Mọi thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia đều phải lập phiếu thao tác đúng không? Câu hỏi của anh Xuân Bích (Quảng Trị).

Trong quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia thì ai là người giám sát và ai là người thao tác?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 44/2014/TT-BTC (Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BCT) trong quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia người giám sát gồm những người sau:

- Điều độ viên phụ trách ca trực hoặc Điều độ viên được giao nhiệm vụ tại các cấp điều độ;

- Trưởng ca, Trưởng kíp hoặc Trực chính tại nhà máy điện;

- Trưởng kíp hoặc Trực chính tại trạm điện;

- Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính hoặc người được giao nhiệm vụ tại trung tâm điều khiển;

- Nhân viên trực thao tác lưu động.

Và căn theo khoản 9 Điều 3 Thông tư 44/2014/TT-BTC (Được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BCT) trong quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia người thao tác gồm những người sau:

- Điều độ viên tại các cấp điều độ;

- Nhân viên vận hành được giao nhiệm vụ tại trạm điện;

- Nhân viên vận hành trực thiết bị được giao nhiệm vụ tại nhà máy điện;

- Nhân viên vận hành được giao nhiệm vụ tại trung tâm điều khiển;

- Nhân viên trực thao tác lưu động.

Trong quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia thì ai là người giám sát và ai là người thao tác?

Trong quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia thì ai là người giám sát và ai là người thao tác? (Hình từ Internet)

Trong quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia người giám sát và người thao tác được yêu cầu thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 44/2014/TT-BCT có nêu theo phiếu thao tác trong quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia yêu cầu người giám sát, người thao tác phải thực hiện các nội dung sau:

(1) Đọc kỹ phiếu thao tác và kiểm tra phiếu thao tác phải phù hợp với mục đích thao tác.

(2) Khi thấy có điều không hợp lý hoặc không rõ ràng trong phiếu thao tác cần đề nghị người ra lệnh thao tác hoặc người duyệt phiếu giải thích và chỉ được thực hiện thao tác khi đã hiểu rõ các bước thao tác.

(3) Phải ký và ghi rõ họ tên vào phiếu thao tác trước khi thao tác.

(4) Trước khi tiến hành thao tác phải kiểm tra sự tương ứng, phù hợp của sơ đồ kết dây thực tế với sơ đồ trong phiếu thao tác.

(5) Phải thực hiện tất cả các thao tác đúng theo trình tự trong phiếu thao tác. Không được tự ý thay đổi trình tự khi chưa được phép của người ra lệnh thao tác.

(6) Khi thực hiện xong mỗi bước thao tác, phải đánh dấu từng thao tác vào phiếu để tránh nhầm lẫn và thiếu sót các hạng mục.

(7) Trong quá trình thao tác nếu có xuất hiện cảnh báo hoặc có những trục trặc về thiết bị và những hiện tượng bất thường, phải ngừng thao tác để kiểm tra và tìm nguyên nhân trước khi thực hiện các thao tác tiếp theo.

(8) Phải thực hiện các biện pháp an toàn theo quy định về kỹ thuật an toàn điện.

Mọi thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia đều phải lập phiếu thao tác đúng không?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 44/2014/TT-BCT (Được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BCT) có quy định:

Yêu cầu chung về thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia
1. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm:
a) Ban hành quy trình thao tác thiết bị điện thuộc phạm vi quản lý phù hợp với yêu cầu của nhà chế tạo, sơ đồ kết dây và quy định tại Thông tư này;
b) Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị đóng cắt và hệ thống điều khiển thuộc phạm vi quản lý theo quy định để đảm bảo các thiết bị này hoạt động tốt khi thao tác;
c) Thực hiện thao tác thử đóng cắt máy cắt, dao cách ly, chuyển nấc máy biến áp bằng điều khiển từ xa nếu thời gian không thao tác kéo dài quá 12 tháng và không gây gián đoạn cung cấp điện cho khách hàng;
d) Hàng năm, tổ chức đào tạo, kiểm tra, diễn tập kỹ năng thao tác cho nhân viên vận hành ít nhất 01 (một) lần.
2. Mọi thao tác đều phải được lập phiếu thao tác và phê duyệt trước khi tiến hành thao tác, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này. Nghiêm cấm thực hiện thao tác theo trí nhớ.
3. Cho phép nhân viên vận hành không cần lập phiếu thao tác nhưng phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ nhật ký vận hành trước khi thực hiện thao tác trong các trường hợp sau đây:
a) Xử lý sự cố;
b) Thao tác có số bước thao tác không quá 03 (ba) bước và được thực hiện tại trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa;
c) Thao tác có số bước thao tác không quá 05 (năm) bước và được thực hiện tại các cấp điều độ có quyền điều khiển.
4. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm viết phiếu, duyệt phiếu và thực hiện phiếu thao tác trong nội bộ phạm vi 01 (một) trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển. Trước khi thực hiện phiếu thao tác phải được cấp điều độ có quyền điều khiển cho phép.
5. Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm viết phiếu, duyệt phiếu và chỉ huy thực hiện phiếu thao tác khi phải phối hợp thao tác thiết bị điện tại nhiều trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển hoặc trong trường hợp thao tác xa từ cấp điều độ có quyền điều khiển.

Theo đó có một số thao tác mà nhân viên vận hành không cần lập phiếu thao tác nhưng phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ nhật ký vận hành trước khi thực hiện, các thao tác đó là:

- Xử lý sự cố;

- Thao tác có số bước thao tác không quá 03 (ba) bước và được thực hiện tại trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa;

- Thao tác có số bước thao tác không quá 05 (năm) bước và được thực hiện tại các cấp điều độ có quyền điều khiển.

Hệ thống điện quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thao tác khép mạch vòng
Pháp luật
Hệ thống điện quốc gia gồm các thành phần nào? Việc mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Pháp luật
Điều độ hệ thống điện là gì? Không thực hiện các lệnh thao tác của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia thì khách hàng sử dụng điện lớn bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Hệ thống điện quốc gia là gì? Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia có cần giấy phép hoạt động điện lực không?
Pháp luật
Công trình cấp điện được xây dựng như thế nào? Công trình cấp điện phải đáp ứng những yêu cầu gì về an toàn cấp điện dân dụng?
Pháp luật
Cấp điều độ quốc gia là gì và do ai đảm nhiệm? Quyền điều khiển của Cấp điều độ quốc gia quy định như thế nào?
Pháp luật
Hợp phần Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV gồm những nội dung chính nào? Thủ tục lập Hợp phần Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV được quy định thế nào?
Pháp luật
Hợp phần Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung áp sau các trạm 110kV gồm những nội dung chính nào?
Pháp luật
Việc điều chỉnh Hợp phần Quy hoạch hệ thống điện 110kV không theo chu kỳ bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Việc điều khiển tần số hệ thống điện quốc gia theo quy định được chia thành những loại hình nào?
Pháp luật
Cấp điều độ miền có trách nhiệm tham gia kiểm tra diễn tập khởi động đen và khôi phục hệ thống điện cho đối tượng nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống điện quốc gia
1,768 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống điện quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống điện quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào