Hệ thống điện quốc gia gồm các thành phần nào? Việc mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc nào?

Tôi có câu hỏi là hệ thống điện quốc gia gồm các thành phần nào? Việc mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh N.L đến từ Đồng Nai.

Hệ thống điện quốc gia gồm các thành phần nào?

Hệ thống điện quốc gia được giải thích tại khoản 10 Điều 3 Luật Điện Lực 2004 thì hệ thống điện quốc gia là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy thống nhất trong phạm vi cả nước.

Như vậy, có thể hiểu hệ thống điện quốc gia gồm các nguồn điện (các nhà máy điện), các lưới điện, các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng, được chỉ huy thống nhất trong phạm vi cả nước.

Hệ thống điện quốc gia

Hệ thống điện quốc gia gồm các thành phần nào? Việc mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Việc mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc nào?

Việc mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Điện lực 2004, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Điện lực sửa đổi 2012, điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Điện lực sửa đổi 2012 như sau:

Mua bán điện với nước ngoài
1. Việc mua bán điện với nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và được ghi trong giấy phép hoạt động điện lực.
2. Việc mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Không làm ảnh hưởng đến độ an toàn, tin cậy và tính ổn định trong vận hành hệ thống điện quốc gia;
b) Đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia;
c) Không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng sử dụng điện, lợi ích của Nhà nước và an ninh năng lượng quốc gia.
3. Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới được mua điện trực tiếp với nước ngoài không qua hệ thống điện quốc gia nhưng phải bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, theo quy định trên thì việc mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Không làm ảnh hưởng đến độ an toàn, tin cậy và tính ổn định trong vận hành hệ thống điện quốc gia;

- Đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia;

- Không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng sử dụng điện, lợi ích của Nhà nước và an ninh năng lượng quốc gia.

Việc mua bán điện với nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và được ghi trong giấy phép hoạt động điện lực.

Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép mua bán điện với nước ngoài?

Cơ quan có thẩm quyền cho phép mua bán điện với nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 137/2013/NĐ-CP như sau:

Mua bán điện với nước ngoài
1. Cơ quan có thẩm quyền cho phép mua bán điện với nước ngoài quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật điện lực bao gồm:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài qua lưới điện quốc gia từ cấp điện áp 220 kV trở lên. Bộ Công Thương xem xét đề nghị mua bán điện với nước ngoài của các đơn vị điện lực, trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài qua lưới điện quốc gia có cấp điện áp dưới 220 kV theo đề nghị của đơn vị điện lực.
2. Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật điện lực chỉ được mua điện trực tiếp với nước ngoài ở cấp điện áp 0,4 kV và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Là công dân Việt Nam;
b) Có quy mô công suất sử dụng điện dưới 10 kW và không đấu nối được vào hệ thống điện quốc gia hoặc lưới điện tại chỗ;
c) Toàn bộ phần lưới điện từ biên giới đến địa điểm sử dụng điện do bên mua điện đầu tư và quản lý vận hành;
d) Đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn điện;
đ) Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý, giám sát, kiểm tra việc mua điện với nước ngoài quy định tại Khoản 2 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền cho phép mua bán điện với nước ngoài gồm:

- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài qua lưới điện quốc gia từ cấp điện áp 220 kV trở lên. Bộ Công Thương xem xét đề nghị mua bán điện với nước ngoài của các đơn vị điện lực, trình Thủ tướng Chính phủ;

- Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài qua lưới điện quốc gia có cấp điện áp dưới 220 kV theo đề nghị của đơn vị điện lực.

Hệ thống điện quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thao tác khép mạch vòng
Pháp luật
Hệ thống điện quốc gia gồm các thành phần nào? Việc mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Pháp luật
Điều độ hệ thống điện là gì? Không thực hiện các lệnh thao tác của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia thì khách hàng sử dụng điện lớn bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Hệ thống điện quốc gia là gì? Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia có cần giấy phép hoạt động điện lực không?
Pháp luật
Công trình cấp điện được xây dựng như thế nào? Công trình cấp điện phải đáp ứng những yêu cầu gì về an toàn cấp điện dân dụng?
Pháp luật
Cấp điều độ quốc gia là gì và do ai đảm nhiệm? Quyền điều khiển của Cấp điều độ quốc gia quy định như thế nào?
Pháp luật
Hợp phần Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV gồm những nội dung chính nào? Thủ tục lập Hợp phần Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV được quy định thế nào?
Pháp luật
Hợp phần Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung áp sau các trạm 110kV gồm những nội dung chính nào?
Pháp luật
Việc điều chỉnh Hợp phần Quy hoạch hệ thống điện 110kV không theo chu kỳ bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Việc điều khiển tần số hệ thống điện quốc gia theo quy định được chia thành những loại hình nào?
Pháp luật
Cấp điều độ miền có trách nhiệm tham gia kiểm tra diễn tập khởi động đen và khôi phục hệ thống điện cho đối tượng nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống điện quốc gia
2,631 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống điện quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống điện quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào