Trong quản lý nợ công thì việc cung cấp không kịp thời thông tin về nợ công là hành vi vi phạm pháp luật?
Trong quản lý nợ công thì việc cung cấp không kịp thời thông tin về nợ công là hành vi vi phạm pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Quản lý nợ công 2017 về những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý nợ công như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý nợ công
1. Vay, cho vay, bảo lãnh không đúng thẩm quyền hoặc chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, vượt hạn mức đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
3. Vụ lợi, chiếm đoạt, tham nhũng trong quản lý, sử dụng nợ công.
4. Làm trái quy định của Nhà nước về quản lý nợ công; thiếu trách nhiệm gây thất thoát, lãng phí vốn vay.
5. Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về nợ công theo quy định của pháp luật.
6. Cản trở hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nợ công.
Theo đó, trong quản lý nợ công thì pháp luật các hành vi như:
- Vay, cho vay, bảo lãnh không đúng thẩm quyền hoặc chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, vượt hạn mức đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
- Sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
- Vụ lợi, chiếm đoạt, tham nhũng trong quản lý, sử dụng nợ công.
- Làm trái quy định của Nhà nước về quản lý nợ công; thiếu trách nhiệm gây thất thoát, lãng phí vốn vay.
- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về nợ công theo quy định của pháp luật.
- Cản trở hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nợ công.
Như vậy, hành vi cung cấp không kịp thời thông tin về nợ công là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó, hành vi cung cấp không kịp thời thông tin về nợ công là hành vi vi phạm pháp luật.
Trong quản lý nợ công thì việc cung cấp không kịp thời thông tin về nợ công là hành vi vi phạm pháp luật? (Hình từ internet)
Trong quản lý nợ công thì việc báo cáo thông tin về nợ công được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý nợ công 2017 thì trong quản lý nợ công thì việc báo cáo thông tin về nợ công được thực hiện như sau:
- Hằng năm hoặc theo yêu cầu, Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước thông tin về nợ công, bao gồm:
+ Tình hình nợ công và việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công, bao gồm số liệu về dư nợ, cơ cấu nợ, chủ nợ, đồng tiền vay;
+ Tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm;
+ Tình hình đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về nợ công;
+ Tình hình cho vay lại, cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, bao gồm các dự án vay lại, bảo lãnh Chính phủ gặp khó khăn trong trả nợ và Quỹ tích lũy trả nợ phải ứng trả thay chi tiết theo từng dự án;
+ Tình hình quản lý, sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ, bao gồm số liệu dư đầu kỳ, thu, chi phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ;
+ Tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nợ công;
+ Các thông tin khác có liên quan.
- Hằng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nợ công theo phân công của Chính phủ.
- Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền thông tin về nợ công, bao gồm:
+ Tình hình nợ của chính quyền địa phương, bao gồm tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, nghĩa vụ trả nợ và số dư nợ của chính quyền địa phương;
+ Tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương;
+ Việc quản lý, giám sát nợ của chính quyền địa phương;
+ Các thông tin khác có liên quan.
Ai có quyền công bố thông tin về nợ công? Có những hình thức công bố thông tin về nợ công nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 61 Luật Quản lý nợ công 2017 về công bố thông tin về nợ công như sau:
Công bố thông tin về nợ công
...
3. Thẩm quyền công bố thông tin về nợ công được quy định như sau:
a) Bộ Tài chính công bố thông tin về nợ công;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thông tin về nợ chính quyền địa phương.
4. Hình thức công bố thông tin về nợ công bao gồm:
a) Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Họp báo, thông cáo báo chí;
c) Bản tin nợ công.
...
Theo đó, thẩm quyền công bố thông tin về nợ công được xác định như sau:
- Bộ Tài chính công bố thông tin về nợ công;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thông tin về nợ chính quyền địa phương.
Và có những hình thức công bố thông tin về nợ công như:
- Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Họp báo, thông cáo báo chí;
- Bản tin nợ công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Strip Poker là gì? Tội dâm ô đối với người 15 tuổi khi chơi Strip Poker xử phạt mấy năm tù giam?
- Mẫu Đơn xin đi nước ngoài có việc riêng dành cho Đảng viên? Trách nhiệm của đảng viên được cho phép đi nước ngoài là gì?
- Nghị định 152/2024 sửa đổi, bổ sung Nghị định 62/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự thế nào?
- Mẫu bản tự kiểm tra đảng viên chấp hành? Nhiệm vụ của ban cán sự đảng, đảng đoàn trong công tác kiểm tra, giám sát của đảng?
- Được bán lại nhà ở xã hội trong thời hạn 5 năm cho ai? Thủ tục bán lại nhà ở xã hội trong thời hạn 5 năm thế nào?