Trong quan hệ hôn nhân, chồng có hành vi dùng vũ lực đánh vợ đồng thời gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử lý thế nào?
Nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân là gì?
Căn cứ Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng như sau:
Tình nghĩa vợ chồng
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Theo đó, trong quan hệ hôn nhân, vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
Chồng có hành vi dùng vũ lực đánh vợ (Hình từ Internet)
Trong quan hệ hôn nhân, chồng có hành vi dùng vũ lực đánh vợ đồng thời gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau:
Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, trong quan hệ hôn nhân, chồng có hành vi dùng vũ lực đánh vợ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Và mức phạt là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 52 nêu trên.
Bên cạnh đó người chồng còn bị buộc xin lỗi công khai người vợ và chịu toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người vợ.
Đối với việc người chồng có hành vi gây rối trật tự công cộng thì còn có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP (tùy thuộc vào hành vi vi phạm cụ thể để xác định mức xử phạt phù hợp).
Người chồng dùng vũ lực đánh vợ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?
Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, khi người chồng dùng vũ lực đánh vợ mình với tỷ lệ thương tật trên 11% thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người chồng này vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi tỷ lệ thương tật của người vợ dưới 11% nhưng đang mang thai. Hoặc khi đánh người vợ người chồng đã dùng những loại vũ khí, hóa chất được quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 134 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tứ sắc là gì? Đánh bài tứ sắc có bị phạt không? Đánh bài tứ sắc có bị đi tù không theo quy định?
- Kiểm định thuốc thú y là gì? Kiểm định thuốc thú y nhằm mục đích gì? Thuốc thú y phải bảo đảm chất lượng thế nào?
- Sau bao lâu sẽ xóa nợ tiền chậm nộp thuế? Hồ sơ xóa nợ tiền chậm nộp thuế bao gồm những tài liệu giấy tờ gì?
- Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại gồm những đơn vị nào? Xe chở chất thải nguy hại có phải gắn thiết bị theo dõi không?
- Chở quá số người quy định thì phạt chủ xe hay tài xế xe khách? Có bị trừ điểm GPLX theo Nghị định 168?