Trong quá trình diễn ra phiên tòa trực tuyến mà hệ thống trực tuyến bị gián đoạn do lỗi kết nối đường truyền thì xử lý như thế nào?

Yêu cầu cần thực hiện tại phiên tòa trực tuyến được pháp luật quy định như thế nào? Xử lý tình huống xảy ra tại phiên tòa trực tuyến ra sao? Tham gia phiên tòa trực tuyến cần phải đáp ứng các điều kiện nào theo quy định của pháp luật? Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn! Câu hỏi đến từ anh Công - Quận 1 TP.HCM.

Trong quá trình diễn ra phiên tòa trực tuyến mà hệ thống trực tuyến bị gián đoạn do lỗi kết nối đường truyền thì xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP quy định như sau:

Xử lý tình huống xảy ra tại phiên tòa
1. Trường hợp trước khi diễn ra phiên tòa hoặc trong quá trình diễn ra phiên tòa trực tuyến mà hệ thống trực tuyến bị gián đoạn do lỗi kết nối đường truyền, mất điện hoặc sự cố khác làm phiên tòa không thể tiếp tục được thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tòa. Công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ thông báo quyết định tạm ngừng phiên tòa cho những người tham gia tại điểm cầu thành phần.
Trường hợp đến ngày mở lại phiên tòa mà vẫn không thể tổ chức được thì Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa. Tòa án xem xét, quyết định việc mở lại phiên tòa theo hình thức trực tuyến hoặc theo hình thức thông thường theo quy định của pháp luật.
2. Đối với vụ án hình sự tại phiên tòa người tham gia tố tụng đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét có thể dẫn đến thay đổi tội danh, thêm tội danh, thêm đối tượng, phải trưng cầu giám định... mà tại phiên tòa không thể bổ sung thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.
Nếu vụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì không hoãn phiên tòa. Hội đồng xét xử xem xét giải quyết theo quy định tại khoản 6 Điều 326 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Do đó, trong quá trình diễn ra phiên tòa trực tuyến mà hệ thống trực tuyến bị gián đoạn do lỗi kết nối đường truyền thì xử lý theo quy định pháp luật nêu trên.

Tham gia phiên tòa trực tuyến cần phải đáp ứng các điều kiện nào theo quy định của pháp luật?

Căn cứ Điều 11 Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP quy định:

Yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến
1. Tuân thủ quy định nội quy phòng xử án.
2. Luôn để thiết bị điện tử ở trạng thái mở camera và bật âm thanh micro; khi được yêu cầu thì mới phát biểu.
3. Không được tạo các tạp âm khác trong khi thiết bị điện tử đang để chế độ mở tiếng, gây ảnh hưởng đến phiên tòa.
4. Người tham gia phiên tòa phải mặc trang phục nghiêm chỉnh; không đứng dậy hay rời đi trong thời gian xét xử khi chưa được chủ tọa phiên tòa cho phép; không chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh, phát tán tài liệu hoặc phát tán thông tin tài khoản đăng nhập vào hệ thống xét xử trực tuyến, phát trực tiếp phiên tòa trên không gian mạng.
5. Đương sự, bị hại, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị hại tham gia phiên tòa trực tuyến phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân (như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý) để đối chiếu.
Trường hợp đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thì người được ủy quyền còn phải xuất trình văn bản ủy quyền.

Phiên tòa trực tuyến

Phiên tòa trực tuyến

Yêu cầu cần thực hiện tại phiên tòa trực tuyến được pháp luật quy định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP quy định cụ thể:

Trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa trực tuyến
...
2. Một số yêu cầu cần thực hiện tại phiên tòa trực tuyến như sau:
a) Tòa án kiểm tra căn cước của những người tham gia phiên tòa thông qua so sánh trực tuyến các giấy tờ tùy thân hoặc thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đối với phiên tòa xét xử vụ án hình sự tại điểm cầu thành phần thì công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sĩ thuộc cơ sở giam giữ hỗ trợ phiên tòa phải kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập và thông báo cho Thư ký phiên tòa;
b) Khi khai mạc, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải phổ biến thêm việc xét xử trực tuyến vẫn đảm bảo các trình tự, thủ tục tố tụng; các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, bị hại, đương sự vẫn được thực hiện theo quy định pháp luật tố tụng;
c) Trường hợp người tham gia tố tụng tại điểm cầu thành phần cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ thì thực hiện như sau:
Đối với vụ án hình sự thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa tiếp nhận tài liệu, chứng cứ theo hình thức dữ liệu điện tử. Yêu cầu công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ hỗ trợ thực hiện sao chụp và trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa cho Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên tại điểm cầu trung tâm xem xét, quyết định. Công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ tiếp nhận tài liệu, chứng cứ và lập biên bản theo quy định tại Điều 133 và Điều 305 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Sau khi kết thúc phiên tòa phải chuyển ngay biên bản kèm tài liệu, chứng cứ cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Đối với vụ án dân sự, vụ án hành chính thì người tham gia tố tụng tự sao chụp theo hình thức dữ liệu điện tử và gửi cho Hội đồng xét xử. Việc giao nộp chứng cứ, tài liệu thực hiện theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 83 của Luật Tố tụng hành chính.
Chủ tọa phiên tòa phải công bố (trừ trường hợp tài liệu, chứng cứ liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự), xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ này sau khi nhận được bản sao chụp tài liệu, chứng cứ;
d) Phiên tòa trực tuyến phải được ghi âm, ghi hình có âm thanh dưới dạng dữ liệu điện tử;
đ) Biên bản phiên tòa tuân thủ biểu mẫu theo quy định của pháp luật tố tụng. Ghi rõ phiên tòa diễn ra tại các điểm cầu nào; ghi rõ họ, tên Kiểm sát viên, công chức Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ, tại điểm cầu thành phần.
Trường hợp có người tham gia tố tụng đề nghị được xem biên bản phiên tòa thì Thư ký phiên tòa trình chiếu biên bản phiên tòa cho người đề nghị và thực hiện các thủ tục khác có liên quan (nếu có) theo quy định của pháp luật về tố tụng;
e) Bản án, quyết định của Tòa án phải tuân thủ biểu mẫu theo quy định của pháp luật tố tụng. Phần mở đầu của bản án, quyết định của Tòa án phải ghi rõ phiên tòa diễn ra tại các điểm cầu nào; ghi rõ họ, tên Kiểm sát viên, công chức Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ, tại điểm cầu thành phần.
...

Như vậy, một số yêu cầu cần thực hiện tại phiên tòa trực tuyến được quy định như trên.

Phiên tòa trực tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trường hợp nào được mở phiên tòa trực tuyến và trường hợp nào không được mở phiên tòa trực tuyến trong đại dịch Covid-19?
Pháp luật
Trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến Viện kiểm sát, cơ sở giam giữ, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Điểm cầu trung tâm, điểm cầu thành phần trong phiên tòa trực tuyến là gì? Đối với các điểm cầu phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Pháp luật
Trong quá trình diễn ra phiên tòa trực tuyến mà hệ thống trực tuyến bị gián đoạn do lỗi kết nối đường truyền thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khi tham gia phiên tòa trực tuyến cần phải đáp ứng các điều kiện nào? Thành phần tham gia phiên tòa trực tuyến gồm những ai?
Pháp luật
Muốn mở phiên tòa trực tuyến cần xem xét, quyết định như thế nào? Tổ chức phiên tòa trực tuyến thì Viện kiểm sát có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Sắp tới, Tòa án sẽ xét xử theo hình thức phiên tòa trực tuyến phải không? Phiên tòa trực tuyến là gì?
Pháp luật
Tòa án nhân dân không được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử các vụ án nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Từ nay đến ngày 30/9/2022, mỗi tòa án nhân dân phải tổ chức ít nhất bao nhiêu phiên tòa trực tuyến?
Pháp luật
Sắp tới, đương sự có thể đề nghị Tòa án xét xử theo hình thức phiên tòa trực tuyến phải không? Các yêu cầu để tổ chức phiên tòa trực tuyến là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phiên tòa trực tuyến
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,390 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phiên tòa trực tuyến

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phiên tòa trực tuyến

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào