Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì tư vấn cho khách hàng được hiểu như thế nào? Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm ở đâu?

Em ơi cho anh hỏi: Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì tư vấn được hiểu như thế nào? Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm ở đâu? Đây là câu hỏi của anh Hoàng Long đến từ Vũng Tàu.

Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì tư vấn được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

Tư vấn là hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn về chương trình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, quản trị rủi ro bảo hiểm, đề phòng, hạn chế tổn thất bảo hiểm.

Như vậy, trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì tư vấn là hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn về chương trình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, quản trị rủi ro bảo hiểm, đề phòng, hạn chế tổn thất bảo hiểm.

tư vấn cho khách hàng

Tư vấn cho khách hàng (Hình từ Internet)

Tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm thuê ngoài có được thực hiện việc tư vấn cho khách hàng về sản phẩm bảo hiểm không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 90 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

Hoạt động thuê ngoài
1. Hoạt động thuê ngoài là việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thỏa thuận giao kết hợp đồng thuê ngoài với tổ chức, cá nhân khác để thực hiện một phần quy trình, hoạt động, trừ các hoạt động sau đây:
a) Kiểm soát nội bộ;
b) Kiểm toán nội bộ;
c) Quản trị rủi ro;
d) Tư vấn, giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp thực hiện thuê ngoài đối với một phần quy trình, hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam vẫn phải chịu trách nhiệm cuối cùng và duy nhất đối với bên mua bảo hiểm và có các nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng quy chế quản lý hoạt động thuê ngoài, trong đó có các quy định về phạm vi các hoạt động có thể thuê ngoài, khung đánh giá rủi ro liên quan, tiêu chí phê duyệt các hợp đồng thuê ngoài và điều kiện đối với bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật. Quy chế quản lý hoạt động thuê ngoài phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm hoặc cấp có thẩm quyền của của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phê duyệt;
b) Thiết lập quy trình thuê ngoài, quy trình quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thuê ngoài và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý kịp thời rủi ro phát sinh từ việc thuê ngoài, đặc biệt là rủi ro liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;
c) Tạm dừng thực hiện, điều chỉnh hoặc chấm dứt hoạt động thuê ngoài trong trường hợp phát hiện hoạt động thuê ngoài có ảnh hưởng bất lợi đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;
d) Có phương án dự phòng bảo đảm hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn trong trường hợp bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài không thể thực hiện hoặc không thực hiện đúng trách nhiệm đối với hoạt động thuê ngoài theo quy định tại hợp đồng thuê ngoài;
đ) Thường xuyên kiểm tra, giám sát bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài trong quá trình thực hiện thỏa thuận thuê ngoài nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ thực hiện theo quy định tại hợp đồng thuê ngoài. Bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài phải bảo đảm tự thực hiện tối thiểu 75% giá trị công việc nhận thuê ngoài; trường hợp thuê nhà thầu phụ thực hiện một phần công việc thì phải được sự đồng ý trước bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và phải bảo đảm không làm thay đổi các trách nhiệm, nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài;
e) Bảo mật dữ liệu và thông tin của khách hàng theo quy định của pháp luật;
g) Theo dõi, hạch toán tách biệt đối với hoạt động thuê ngoài.
...

Như vậy, tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm thuê ngoài không được thực hiện các quy trình, hoạt động như trên trong đó có việc việc tư vấn cho khách hàng về sản phẩm bảo hiểm.

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm ở đâu?

Căn cứ theo điểm d khoản 3 Điều 137 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
...
3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Ngăn cản bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;
b) Khuyến mại dưới hình thức hứa hẹn cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp để xúi giục khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm;
c) Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực để mua hợp đồng bảo hiểm mới;
d) Tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài với các điều kiện, điều khoản kém cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác nhằm thu được hoa hồng môi giới cao hơn;
đ) Cung cấp cho khách hàng thông tin sai lệch, không phù hợp nội dung điều kiện, điều khoản bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Như vậy, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài với các điều kiện, điều khoản kém cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác nhằm thu được hoa hồng môi giới cao hơn.

Kinh doanh bảo hiểm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kinh doanh bảo hiểm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sử dụng thông tin từ Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm những nhóm thông tin nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng dựa trên nguyên tắc nào?
Pháp luật
Những chính sách chung phát triển ngành kinh doanh bảo hiểm hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì những loại bảo hiểm nào là bắt buộc theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là mẫu nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm sức khỏe phải cung cấp những thông tin gì về hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, phát sinh mới trong kỳ báo cáo? Tải về mẫu báo cáo?
Pháp luật
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ nhằm những mục đích gì?
Pháp luật
Mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh bảo hiểm nhân thọ?
Pháp luật
Doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm khi có đủ điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh bảo hiểm
3,703 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh bảo hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh bảo hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào