Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì xác định đường viền chân đập, xử lý nền đập trên thực địa trước khi thi công được thực hiện như thế nào?

Em ơi cho chị hỏi: Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì xác định đường viền chân đập, xử lý nền đập trên thực địa trước khi thi công được thực hiện như thế nào? Đường thi công và vận chuyển vật liệu đối với công trình này được quy định ra sao? Đây là câu hỏi của chị Huyền Ngọc đến từ Đà Nẵng.

Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì xác định đường viền chân đập, xử lý nền đập trên thực địa trước khi thi công được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:

Đo đạc trước, trong và sau khi thi công
...
5.6 Các bước xác định đường viền chân đập, xử lý nền đập trên thực địa trước khi thi công:
1) Đo mặt cắt dọc: Đặt cọc mốc dọc theo đường tim đập, khoảng cách cọc mốc nên dùng số chẵn, tốt nhất là từ (20 đến 40) m. Ở sườn dốc hai đầu đập và những đoạn có địa hình thay đổi lớn thì nên rút ngắn khoảng cách của các cọc mốc lại để thể hiện địa hình được chính xác hơn;
2) Đo mặt cắt ngang: Cần tiến hành đo mặt cắt ngang ở những vị trí tương ứng với các cọc mốc đã đóng trên đường tim đập khi đo mặt cắt dọc. Phạm vi đo mặt cắt ngang nên vượt ra khỏi đường viền chân đập khoảng 20 m mỗi bên;
3) Trước khi xử lý nền đập và tiến hành đắp đất phải cắm mốc giới hạn cần xử lý, mốc đường viền chân đập. Khi cắm phải dựa theo địa hình sau khi đã xử lý xong nền đập, nên đóng cọc làm dấu cách giới hạn khi xử lý nền và đường viền chân đập một khoảng cách phù hợp đảm bảo không bị phủ lấp hoặc đào mất trong quá trình thi công.
...

Như vậy trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì xác định đường viền chân đập, xử lý nền đập trên thực địa trước khi thi công được thực hiện như quy định trên.

Công trình thủy lợi đập đất đầm nén

Công trình thủy lợi đập đất đầm nén (Hình từ Internet)

Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì mạng lưới đường thi công (đường công trường) bao gồm những gì?

Căn cứ theo tiết 6.2.1 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:

Tổng mặt bằng thi công
...
6.2 Đường thi công và vận chuyển vật liệu
6.2.1 Mạng lưới đường thi công (đường công trường) bao gồm:
1) Đường ngoài công trường: Là đường nối công trường với mạng lưới giao thông công cộng hiện có.
2) Đường trong phạm vi công trường: Là mạng lưới giao thông trong phạm vi công trường (còn được gọi là đường nội bộ).
6.2.2 Ngoài mạng lưới đường bộ, tùy theo quy mô, đặc điểm của từng công trình có thể bố trí cả đường sắt, đường thủy hoặc cả hai.
6.2.3 Khi bố trí đường vận chuyển đất trong nội bộ công trường nên tuân thủ các quy tắc sau đây:
1) Kết hợp tối đa đường tạm thời với đường quản lý sau này;
2) Hạn chế giao cắt trên mặt bằng;
3) Đường luôn luôn nằm trên mực nước lũ, không được cản đường thoát lũ, phải có đầy đủ công trình thoát nước dọc và ngang (rãnh tiêu nước hai bên đường, cầu, cống), khi cần thiết có thể làm ngầm;
4) Phải có hệ thống chiếu sáng khi thi công ban đêm;
5) Phải tổ chức lực lượng duy tu bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo nền đường ổn định và mặt đường bằng phẳng trong suốt quá trình thi công.
6.2.4 Thiết kế đường thi công thực hiện theo TCVN 9162. Nếu đường thi công kết hợp làm đường giao thông thì ngoài việc áp dụng tiêu chuẩn nêu trên còn phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy định của ngành giao thông.
6.2.5 Trước khi thi công đắp đập hoặc các đoạn đập phải tiến hành xây dựng xong đường thi công tương ứng, đáp ứng yêu cầu thi công.

Như vậy trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì mạng lưới đường thi công (đường công trường) bao gồm:

- Đường ngoài công trường;

- Đường trong phạm vi công trường.

Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì tiêu nước hố móng được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:

Công tác nền móng
...
8.2 Tiêu nước hố móng
8.2.1 Biện pháp tiêu thoát nước mặt (nước mưa), nước thấm vào trong hố móng đập được đề ra trong hồ sơ thiết kế. Nhà thầu xây dựng có thể điều chỉnh biện pháp tiêu thoát nước cho phù hợp với điều kiện thực tế của công trình nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và phải được chủ đầu tư chấp thuận.
8.2.2 Khi thi công phải luôn đảm bảo cho nền đắp khô ráo. Tùy theo điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn của công trình mà áp dụng các biện pháp thích hợp như đào rãnh, đắp bờ ngăn để ngăn cách nước mặt và nước thấm, phương pháp tiêu nước có thể là tự chảy hoặc động lực (bơm tiêu).

Như vậy trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì tiêu nước hố móng được quy định như trên.

Công trình thủy lợi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công trình thủy lợi
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 đầu đốt ngọn lửa mồi ứng xử khi cháy sử dụng nguồn nhiệt bức xạ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 truy xuất nguồn gốc - yêu cầu đối với logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13048:2024 về kết cấu áo đường có sử dụng lớp hỗn hợp nhựa rỗng thoát nước ra sao?
Pháp luật
Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?
Pháp luật
TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
Pháp luật
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12652:2020 về yêu cầu chức năng và phương pháp thử của bồn tiểu nữ thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi
1,755 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình thủy lợi Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào