Trong công tác nhân sự, Tổng Biên tập Báo hải quan có thẩm quyền như thế nào? Tổng Biên tập ký hợp đồng làm việc đối với viên chức được tuyển dụng căn cứ vào đâu?
Thẩm quyền của Tổng Biên tập Báo Hải quan trong công tác nhân sự như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 3 Quy định về phân cấp quản lý công chức, viên chức Tổng cục Hải quan Ban hành kèm theo Quyết định 2939/QĐ-TCHQ năm 2020 quy định thì Trường Hải quan Việt Nam, Báo Hải quan, Viện Nghiên cứu hải quan gọi chung là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Quy định về phân cấp quản lý công chức, viên chức Tổng cục Hải quan Ban hành kèm theo Quyết định 2939/QĐ-TCHQ năm 2020 quy định như sau:
Công tác nhân sự
...
3. Thẩm quyền của Vụ trưởng và chức danh tương đương thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan
3.1. Quyết định phân công công việc công chức, viên chức trong đơn vị; điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo trong phạm vi nội bộ đơn vị.
3.2. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ triển khai công tác nhân sự theo chỉ đạo, phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
3.3. Thực hiện các thẩm quyền khác theo quy định, ủy quyền của Tổng cục trưởng.
...
Theo quy định về phân cấp quản lý công chức viên chức của Tổng cục Hải quan nêu trên, trong công tác nhân sự, Tổng Biên tập Báo Hải quan có quyền:
- Quyết định phân công công việc công chức viên chức trong đơn vị;
Đồng thời, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo trong phạm vi nội bộ đơn vị.
- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ triển khai công tác nhân sự theo chỉ đạo, phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Thực hiện các thẩm quyền khác theo quy định, ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Tổng Biên tập Báo Hải quan (Hình từ Internet)
Tổng Biên tập Báo Hải quan ký kết hợp đồng làm việc đối với viên chức được tuyển dụng căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Quy định về phân cấp quản lý công chức, viên chức Tổng cục Hải quan Ban hành kèm theo Quyết định 2939/QĐ-TCHQ năm 2020 quy định như sau:
Công tác quản lý biên chế, tuyển dụng, ngạch, bậc
...
3. Thẩm quyền của Vụ trưởng và chức danh tương đương thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan
3.1. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ triển khai công tác quản lý biên chế, tuyển dụng, ngạch bậc lương, chức danh nghề nghiệp theo chỉ đạo, phân công của Tổng cục trưởng.
3.2. Căn cứ định biên hợp đồng lao động được Tổng cục giao, Chánh Văn phòng Tổng cục, Cục trưởng các Cục thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan ký kết hợp đồng lao động đối với một số loại công việc được phép ký hợp đồng lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước, chỉ đạo của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
- Căn cứ quyết định tuyển dụng viên chức của Tổng cục Hải quan, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan ký kết hợp đồng làm việc đối với viên chức được tuyển dụng vào đơn vị theo chế độ quy định.
- Đối với Chánh Văn phòng Tổng cục, Cục trưởng các Cục thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan và người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tống cục Hải quan: được thừa lệnh ký các quyết định nâng bậc lương thường xuyên, hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), tăng thâm niên hải quan, nghỉ việc riêng không hưởng lương, thôi việc, nghỉ hưu đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định.
3.3. Thực hiện các thẩm quyền khác theo quy định, ủy quyền của Tổng cục trưởng.
...
Theo quy định trên, căn cứ định biên hợp đồng lao động được Tổng cục Hải quan giao, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan ký kết hợp đồng lao động đối với một số loại công việc được phép ký hợp đồng lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước, chỉ đạo của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
Căn cứ quyết định tuyển dụng viên chức của Tổng cục Hải quan, Tổng Biên tập Báo Hải quan ký kết hợp đồng làm việc đối với viên chức được tuyển dụng vào đơn vị theo chế độ quy định.
Tổng Biên tập Báo Hải quan có thẩm quyền như thế nào trong việc cử công chức viên chức của đơn vị đi công tác?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Quy định về phân cấp quản lý công chức, viên chức Tổng cục Hải quan Ban hành kèm theo Quyết định 2939/QĐ-TCHQ năm 2020 quy định như sau:
Cử công chức, viên chức đi công tác, học tập ở trong nước và ngoài nước
...
3. Thẩm quyền của Vụ trưởng và tương đương thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan
3.1. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ triển khai việc cử công chức, viên chức đi học tập ở trong nước và đi công tác, học tập tại nước ngoài theo chỉ đạo, phân công của Tổng cục trưởng.
3.2. Cử công chức, viên chức của đơn vị đi công tác trong nước (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng theo quy định của pháp luật khác).
3.3. Thực hiện các thẩm quyền khác theo quy định, ủy quyền của Tổng cục trưởng.
...
Như vậy, Tổng Biên tập Báo Hải quan có quyền:
- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ triển khai việc cử công chức, viên chức đi học tập ở trong nước và đi công tác, học tập tại nước ngoài theo chỉ đạo, phân công của Tổng cục trưởng.
- Cử công chức, viên chức của đơn vị đi công tác trong nước (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng theo quy định của pháp luật khác).
- Thực hiện các thẩm quyền khác theo quy định, ủy quyền của Tổng cục trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?