Trong công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân thì việc tư vấn tâm lý nhằm mục đích gì?

Cho tôi hỏi trong công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân thì việc tư vấn tâm lý nhằm mục đích gì? Vậy việc tư vấn tâm lý này được thực hiện theo phương pháp nào? Câu hỏi của anh Hữu (Bình Định).

Trong công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân thì việc tư vấn tâm lý nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 49/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân
1. Trong khoảng thời gian hai tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc sau khi có kết quả thẩm định nhất trí đề nghị đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan có thẩm quyền, các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân.
2. Tư vấn tâm lý nhằm cung cấp cho phạm nhân kiến thức, giúp họ định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Nội dung tư vấn bao gồm:
a) Tư vấn tình cảm, hôn nhân, gia đình, sức khỏe; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội;
b) Tư vấn xóa bỏ mặc cảm, tự ti; xây dựng ý chí, niềm tin, khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng;
c) Tư vấn về lao động, việc làm, sử dụng các ngành nghề đã được học, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác có liên quan.
...

Theo đó thì trong công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân thì việc tư vấn tâm lý nhằm cung cấp cho phạm nhân kiến thức, giúp họ định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Với các nội dung được tư vấn là:

- Tư vấn tình cảm, hôn nhân, gia đình, sức khỏe; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội;

- Tư vấn xóa bỏ mặc cảm, tự ti; xây dựng ý chí, niềm tin, khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng;

- Tư vấn về lao động, việc làm, sử dụng các ngành nghề đã được học, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác có liên quan.

Trong công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân thì việc tư vấn tâm lý nhằm mục đích gì?

Trong công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân thì việc tư vấn tâm lý nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)

Để chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân thì việc tư vấn tâm lý được thực hiện thông qua các phương pháp gì?

Tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 49/2020/NĐ-CP thì việc tư vấn tâm lý cho phạm nhân có thể thực hiện thông qua phương pháp sau:

- Các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức cho phạm nhân đăng ký nhu cầu tư vấn bằng phiếu nêu các nội dung cần được tư vấn hoặc chủ động phát hiện các vướng mắc cần được tư vấn của phạm nhân, từ đó phân công cán bộ có kinh nghiệm, hiểu biết về các lĩnh vực để tư vấn trực tiếp cho phạm nhân. Có thể tư vấn riêng cho từng phạm nhân hoặc tư vấn nhóm cho số phạm nhân có cùng nội dung tư vấn;

- Việc tổ chức tư vấn riêng phải được thực hiện trong các phòng tư vấn, có trang bị bàn ghế làm việc và các phương tiện cần thiết phục vụ cho việc tư vấn.

Kinh phí để thực hiện tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân được đảm bảo như thế nào?

Tại Điều 4 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định về kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhập cộng đồng như sau:

Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhập cộng đồng
1. Kinh phí nhà nước cấp bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam được thành lập theo quy định tại Điều 34 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 để hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức thành lập các quỹ theo quy định của pháp luật để hỗ trợ các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng và giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù vay vốn học nghề, tạo việc làm, ổn định cuộc sống.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng được tiếp nhận tiền, ngoại tệ, hiện vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác từ nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để sử dụng cho các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng phù hợp với quy định của pháp luật:
a) Đối với khoản đóng góp là tiền: cơ quan, tổ chức tiếp nhận tiền phải mở sổ kế toán để theo dõi riêng số tiền đóng góp; trường hợp khoản đóng góp bằng ngoại tệ, kim cương, đá quý, kim loại quý hoặc hiện vật có giá trị khác phải tổ chức bán cho ngân hàng thương mại hoặc tổ chức bán đấu giá và nộp số tiền thu được vào tài khoản của cơ quan, tổ chức được tiếp nhận;
b) Đối với khoản đóng góp bằng hiện vật: cơ quan, tổ chức tiếp nhận thực hiện các thủ tục nhận bàn giao, chuẩn bị mặt bằng, kho bãi bảo quản đảm bảo an toàn để sử dụng;
c) Đối với khoản đóng góp phi vật chất: cơ quan, tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật hiện hành;
d) Việc sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện và các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có) cho các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng phải được lập kế hoạch, trong đó xác định rõ mục đích, đối tượng thụ hưởng; cách thức tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện; chất lượng hoạt động kèm dự toán kinh phí chi tiết phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn, định mức theo quy định tài chính hiện hành.

Theo đó, kinh phí nhà nước cấp bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng được tiếp nhận tiền, ngoại tệ, hiện vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác từ nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để sử dụng cho các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng phù hợp với quy định của pháp luật.

Tái hòa nhập cộng đồng
Phạm nhân Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Phạm nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phạm nhân có được sử dụng tiền của mình để ăn thêm ngoài tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng không?
Pháp luật
Thời giờ lao động của phạm nhân trong một ngày tối đa là bao nhiêu giờ? Phạm nhân làm thêm giờ thì có được trả tiền không?
Pháp luật
Người yêu có được phép thăm gặp phạm nhân? Nếu được thì có cần Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết không?
Pháp luật
Bạn bè có được vào trại giam thăm phạm nhân không? Trách nhiệm của phạm nhân và người đến gặp phạm nhân là gì?
Pháp luật
Phạm nhân phải xưng hô như thế nào trong trại giam? Đồ dùng và tư trang của phạm nhân trong cơ sở giam giữ ra sao?
Pháp luật
Đang đi tù bố mẹ chết có được về không? Có được bão lãnh người đang đi tù về chịu tang bố mẹ không?
Pháp luật
Phạm nhân vượt ngục sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp phạm nhân bỏ trốn giải quyết ra sao?
Pháp luật
Phạm nhân bỏ trốn khỏi trại giam sẽ bị phạt tù thêm bao nhiêu năm? Phạm nhân bỏ trốn trong thời gian bao lâu thì bị truy nã?
Pháp luật
Giải quyết trường hợp phạm nhân bỏ trốn như thế nào? Phạm nhân bỏ trốn sẽ bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Phạm nhân được để kiểu tóc gì khi đi tù? Những hành vi bị nghiêm cấm đối với phạm nhân tại cơ sở giam giữ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tái hòa nhập cộng đồng
1,254 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tái hòa nhập cộng đồng Phạm nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tái hòa nhập cộng đồng Xem toàn bộ văn bản về Phạm nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào