Trong chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì việc xác định giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Trong chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì việc xác định giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Khi giá trị thực vốn điều lệ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn pháp định thì cần làm gì?
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay phải có những nội dung nào?
Trong chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì việc xác định giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp
1. Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là giá trị còn lại của vốn điều lệ, vốn được cấp được xác định theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 và cách tính quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Nguyên tắc xác định giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp:
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tính giá trị còn lại của vốn điều lệ, vốn được cấp khi:
a) Trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật;
b) Tính đầy đủ các khoản thu nhập và chi phí theo quy định của pháp luật để xác định kết quả kinh doanh.
...
Như vậy trong chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì việc xác định giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp được thực hiện dựa trên những nguyên tắc như quy định trên.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Khi giá trị thực vốn điều lệ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn pháp định thì cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Xử lý khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định
1. Khi giá trị thực của vốn điều lệ của ngân hàng, vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn pháp định, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải:
a) Xây dựng và tự triển khai thực hiện phương án xử lý để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
b) Trong thời gian tối đa 30 ngày khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định, phải có văn bản báo cáo phương án xử lý và cam kết thực hiện phương án gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều 4 Thông tư này, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:
(i) Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
(ii) Nguyên nhân giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định;
(iii) Các biện pháp bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp không thấp hơn mức vốn pháp định và duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động;
c) Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp xử lý theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (nếu có).
Như vậy khi giá trị thực vốn điều lệ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn pháp định thì cần:
- Xây dựng và tự triển khai thực hiện phương án xử lý để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
- Trong thời gian tối đa 30 ngày khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định, phải có văn bản báo cáo phương án xử lý và cam kết thực hiện phương án gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều 4 Thông tư này, trong đó tối thiểu phải có các nội dung như quy định trên.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay phải có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Quy định nội bộ
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:
a) Tiêu chí xác định một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Thông tư này, chính sách tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan, quy định về nguyên tắc phân cấp, ủy quyền việc quyết định, phê duyệt cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan;
b) Quy định về việc phân tán rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng; phương pháp theo dõi, quản lý và việc phê duyệt, quyết định cấp tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan ở mức từ 1% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trở lên. Các quy định này phải đảm bảo công khai, minh bạch giữa khâu thẩm định, cấp tín dụng và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ngăn ngừa xung đột lợi ích giữa người thẩm định, người quyết định cấp tín dụng và khách hàng là người có liên quan của những người này;
c) Nguyên tắc, chỉ tiêu đánh giá, xác định mức độ rủi ro cấp tín dụng đối với các đối tượng khách hàng, lĩnh vực mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ưu tiên hoặc hạn chế cấp tín dụng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh hằng năm;
d) Việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) phải được thực hiện theo nguyên tắc minh bạch, không xung đột lợi ích và không che giấu chất lượng tín dụng, trong đó người quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là người quyết định khoản cấp tín dụng đó, trừ trường hợp việc cấp tín dụng do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/Giám đốc, ngân hàng mẹ (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) thông qua. Trường hợp việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện thông qua cơ chế hội đồng thì chủ tịch Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là chủ tịch Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng và ít nhất hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là thành viên của Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng;
đ) Quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; cấp tín dụng để kinh doanh bất động sản; cấp tín dụng cho dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
e) Quy định về cấp tín dụng đối với Giám đốc (Phó giám đốc) của chi nhánh, đơn vị trực thuộc và các chức danh tương đương của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm các nguyên tắc quy định tại điểm a, b, c, d và điểm đ khoản này. Việc xác định các chức danh tương đương thực hiện theo quy định nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?