Trồng cây hồ tiêu có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? Đăng ký hộ kinh doanh trồng cây hồ tiêu ở đâu?

Tôi có một câu hỏi như sau: Trồng cây hồ tiêu có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? Đăng ký hộ kinh doanh trồng cây hồ tiêu ở đâu? Để đăng ký hộ kinh doanh trồng cây hồ tiêu thì cần nộp bao nhiêu bộ hồ sơ? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.T.P ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trồng cây hồ tiêu có mã ngành kinh tế là bao nhiêu?

Trồng cây hồ tiêu có mã ngành kinh tế được quy định tại STT 01 Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:

0124 - 01240: Trồng cây hồ tiêu
Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây hồ tiêu.

Theo quy định trên, trồng cây hồ tiêu sẽ có mã ngành kinh tế là 0124 - 01240.

Đăng ký hộ kinh doanh trồng cây hồ tiêu ở đâu?

Theo quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cá nhân có thể đăng ký hộ kinh doanh trồng cây hồ tiêu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh trồng cây hồ tiêu gồm những tài liệu sau:

(1) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

(2) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

(3) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

(4) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Lưu ý: Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trồng cây hồ tiêu

Trồng cây hồ tiêu có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? Đăng ký hộ kinh doanh trồng cây hồ tiêu ở đâu? (Hình từ Internet)

Để đăng ký hộ kinh doanh trồng cây hồ tiêu thì cần nộp bao nhiêu bộ hồ sơ?

Số lượng bộ hồ sơ cần nộp khi đăng ký hộ kinh doanh trồng cây hồ tiêu được quy định tại Điều 85 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Số lượng hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
1. Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không được yêu cầu người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Theo đó, để đăng ký hộ kinh doanh trồng cây hồ tiêu thì cần nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

Việc đặt tên hộ kinh doanh trồng cây hồ tiêu được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Nguyên tắc đặt tên hộ kinh doanh trồng cây hồ tiêu được quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Đặt tên hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

Như vậy, hộ kinh doanh trồng cây hồ tiêu sẽ có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau:

(1) Cụm từ “Hộ kinh doanh”.

(2) Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

Lưu ý: Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

Cây hồ tiêu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trồng cây hồ tiêu có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? Đăng ký hộ kinh doanh trồng cây hồ tiêu ở đâu?
Pháp luật
Cây hồ tiêu có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Mức hỗ trợ đối với cây hồ tiêu được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp là bao nhiêu?
Pháp luật
Vườn cây lấy hom là gì? Vườn cây lấy hom phải đảm bảo những yêu cầu nào để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm nhân giống cây hồ tiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cây hồ tiêu
524 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cây hồ tiêu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cây hồ tiêu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào