Trong bộ máy hành chính, việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội được thực hiện như thế nào?
Trong bộ máy hành chính Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp ra sao?
Căn cứ Điều 4 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc làm Hiến pháp hoặc sửa đổi Hiến pháp.
Quốc hội quyết định làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
4. Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.”
Như vậy, bạn thấy rằng về việc làm Hiến pháp hoặc sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội trong bộ máy hành chính nhà nước phải được sự đề nghị của . Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội. Quốc hội sẽ quyết định làm Hiến pháp hoặc sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Hơn thế, Quốc hội phải thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp và Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp. Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
Quốc hội
Trong bộ máy hành chính Quốc hội làm luật và sửa đổi luật ra sao?
Căn cứ, Điều 5 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Các dự án luật trước khi trình Quốc hội phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
3. Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội căn cứ vào nội dung của dự án luật.”
Như vậy, bạn thấy rằng ở cấp độ làm luật Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo yêu cầu của Ủy ban thương vụ Quốc hội. Các dự án luật trước khi muốn trình lên Quốc hội xem xét thì phải được sự đồng ý của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra và lấy ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Sau đó, Quốc hội mới thực hiện thỏa luận, xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp căn cứ vào các nội dung của dự án luật đó.
Giám sát tối cao của Quốc hội ra sao trong Bộ máy hành chính?
Căn cứ Điều 6 Luật Tổ chức Chính phủ 2014 như sau:
“1. Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
2. Quốc hội giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.”
Như vậy, Quốc hội sẻ giám sát tối cao về việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội. Ngoài ra Quốc hội còn giám sát tối cao các hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao… và một số cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Luật Tổ chức Chính phủ 2014 như sau:
“1. Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
2. Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
3. Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách cơ bản về đối ngoại của Nhà nước.”
Như vậy, bạn thấy rằng Quốc hội sẻ có tất cả các quyền quyết định được nêu trên về các vấn đề quan trọng về Kinh tế-xã hội trong bộ máy hành chính nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?