Trình tự xây dựng Kế hoạch nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Công Thương thế nào?
Trình tự xây dựng Kế hoạch nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Công Thương thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 942/QĐ-BCT năm 2024 về trình tự xây dựng Kế hoạch nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ Công Thương sử dụng nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên như sau:
- Hằng năm, sau khi có Văn bản thông báo đăng ký nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Kế hoạch - Tài chính căn cứ vào các quy định tại Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 942/QĐ-BCT năm 2024, có trách nhiệm rà soát, trình Lãnh đạo Bộ xem xét, thông qua và gửi thông báo công khai về định hướng hăng năm tới các tổ chức, đơn vị liên quan để đăng ký.
- Vụ Kế hoạch - Tài chính tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhiệm vụ của các đơn vị hàng năm; rà soát và bổ sung nhiệm vụ (nếu cần thiết) để tổng hợp Kế hoạch gồm các nhiệm vụ và kinh phí thực hiện hàng năm, trình Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt; tổng hợp Kế hoạch vào dự toán ngân sách chung của Bộ Công Thương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thẩm định theo quy định.
Trường hợp cần thiết, Vụ Kế hoạch - Tài chính tổ chức họp với đại diện các đơn vị có chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ liên quan hoặc mời các chuyên gia độc lập có chuyên môn tham gia có ý kiến trong quá trình xây dựng Kế hoạch.
- Trong thời gian chưa có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hằng năm, các đơn vị có thể đăng ký bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ đã đăng ký, gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính để tổng hợp.
Trình tự xây dựng Kế hoạch nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Công Thương thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ nhiệm vụ đăng ký thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những gì?
Hồ sơ nhiệm vụ đăng ký thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ Công Thương sử dụng nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên được quy định tại Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 942/QĐ-BCT năm 2024, bao gồm:
- Phiếu đề xuất thực hiện nhiệm vụ (theo biểu B01-DNVVN);
- Thuyết minh nhiệm vụ (theo biểu B02-DNVVN);
- Tài liệu liên quan khác nếu đơn vị đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ thấy cần thiết bổ sung, nhằm làm tăng tính thuyết phục của hồ sơ hoặc Vụ Kế hoạch - Tài chính yêu cầu nhằm làm rõ thông tin trong quá trình thẩm định hồ sơ đề xuất nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 942/QĐ-BCT năm 2024 thì hồ sơ nhiệm vụ được thẩm định theo các nhóm tiêu chí/nội dung sau:
- Luận giải về sự cần thiết và tính phù hợp của nhiệm vụ (điểm tối đa 16);
- Mục tiêu, đối tượng thụ hưởng và phạm vi của nhiệm vụ (điểm tối đa 16);
- Nội dung và phương thức, tiến độ tổ chức thực hiện (điểm tối đa 20);
- Sản phẩm và kết quả dự kiến của nhiệm vụ (điểm tối đa 24);
- Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ (điểm tối đa 16);
- Năng lực và kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ (điểm tối đa 8).
Trách nhiệm của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thế nào?
Theo quy định tại Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 942/QĐ-BCT năm 2024 thì Hội đồng thẩm định nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ Công Thương sử dụng nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên chịu trách nhiệm thẩm định nội dung và dự toán chi tiết kinh phí thực hiện các nhiệm vụ.
Hội đồng có 5 (năm) hoặc 7 (bảy) thành viên, bao gồm Chủ tịch, 1 (một) Phó Chủ tịch, 1 (một) Ủy viên thư ký và các ủy viên khác. Thành viên hội đồng là các chuyên gia, nhà quản lý có năng lực, kinh nghiệm và am hiểu lĩnh vực chuyên môn của nhiệm vụ. Ủy viên thư ký là cán bộ Vụ Kế hoạch - Tài chính, có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định các hoạt động hành chính.
Trong đó, nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định là:
- Đánh giá hồ sơ nhiệm vụ theo các yêu cầu, tiêu chí đã quy định;
- Chấm điểm độc lập theo các nhóm tiêu chí đánh giá và thang điểm quy định.
Bên cạnh đó, Hội đồng thẩm định làm việc theo các nguyên tác sau:
- Làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan, chịu trách nhiệm cá nhân đối với những ý kiến tư vấn độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng;
- Các hồ sơ nhiệm vụ phải được gửi đến các thành viên Hội đồng và các chuyên gia (nếu c- trước phiên họp;
- Phiên họp của Hội đồng phải có sự tham gia của ít nhất 2/3 số thành viên, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch (trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt) và Ủy viên thư ký;
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch (trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt) chủ trì phiên họp Hội đồng;
- Các thành viên Hội đồng thẩm định và chuyên gia (nếu c- có trách nhiệm giữ bí mật về các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản xác nhận hiện trạng nhà ở liền kề khi tiến hành phá/xây dựng nhà ở? Tải mẫu về ở đâu?
- Công ty tài chính có phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp? Tài liệu nào xác định công ty tài chính là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp?
- Công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy hưởng chế độ theo Nghị định 178 năm 2024 như thế nào?
- Khi xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa nhà thầu phải đáp ứng điều kiện gì?
- 03 trường hợp không được dạy thêm tổ chức dạy thêm theo Thông tư 29/2024 thế nào? Việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường được quy định ra sao?