Chứng thư điện tử do cơ quan nước ngoài cấp có được sử dụng tại Việt Nam theo quy định hiện nay không?
Chứng thư điện tử do cơ quan nước ngoài cấp có được sử dụng tại Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định như sau:
Giá trị pháp lý của chứng thư điện tử
1. Thông tin trong chứng thư điện tử có giá trị pháp lý khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
a) Chứng thư điện tử được ký bằng chữ ký số của cơ quan, tổ chức phát hành theo quy định của Luật này;
b) Thông tin trong chứng thư điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh;
c) Trường hợp pháp luật yêu cầu chỉ ra thời gian liên quan đến chứng thư điện tử thì chứng thư điện tử phải có dấu thời gian.
2. Chứng thư điện tử do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, theo quy định, chứng thư điện tử do cơ quan nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam khi chứng thư điện tử đó được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tại Việt Nam công nhận.
Theo đó, để được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tại Việt Nam công nhận thì chứng thư điện tử đó phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Trừ các trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP như sau:
(1) Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
(2) Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
(3) Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(4) Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
Chứng thư điện tử là gì? Chứng thư điện tử do cơ quan nước ngoài cấp có được sử dụng tại Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Chứng thư điện tử không được hợp pháp hóa lãnh sự trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
2. “Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Theo đó, hợp pháp hóa lãnh sự được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Đồng thời, tại Điều 10 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
1. Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
2. Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
3. Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
4. Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
5. Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên, chứng thư điện tử không được hợp pháp hóa lãnh sự trong trường hợp:
- Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
- Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
- Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Chứng thư điện tử được phát hành dưới dạng nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi, được nhận, được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
5. Chứng thư điện tử là giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành dưới dạng dữ liệu điện tử.
6. Dữ liệu là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự khác.
7. Dữ liệu điện tử là dữ liệu được tạo ra, xử lý, lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
8. Dữ liệu số là dữ liệu điện tử được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số.
...
Như vậy, theo quy định trên, chứng thư điện tử là giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành dưới dạng dữ liệu điện tử.
Theo đó, dữ liệu điện tử là dữ liệu được tạo ra, xử lý, lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định mới nhất? Công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Cách ghi phần thông tin chung tờ khai tự quyết toán thuế TNCN mới nhất? Hồ sơ tự quyết toán thuế bao gồm gì?
- Căn cước công dân hết hạn bao lâu thì bị phạt? Đổi căn cước công dân trước khi hết hạn bao lâu?
- Giấy phép đầu tư hết hạn đang gia hạn thì công ty có được hoạt động tiếp không? Nếu tiếp tục hoạt động có bị phạt không?
- Một bên tham gia thỏa thuận Trọng tài thương mại là cá nhân chết thì thỏa thuận trọng tài có còn hiệu lực?