Chứng thư điện tử có phải là một loại giấy chứng nhận? Được phép chuyển giao chứng thư điện tử hay không?
Chứng thư điện tử có phải là một loại giấy chứng nhận không?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
3. Môi trường điện tử là môi trường mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin.
4. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi, được nhận, được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
5. Chứng thư điện tử là giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành dưới dạng dữ liệu điện tử.
6. Dữ liệu là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự khác.
7. Dữ liệu điện tử là dữ liệu được tạo ra, xử lý, lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
8. Dữ liệu số là dữ liệu điện tử được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số.
9. Dữ liệu chủ là dữ liệu chứa thông tin cơ bản nhất để mô tả một đối tượng cụ thể, làm cơ sở để tham chiếu, đồng bộ giữa các cơ sở dữ liệu hoặc các tập dữ liệu khác nhau.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì chứng thư điện tử có thể là một loại giấy chứng nhận do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành dưới dạng dữ liệu điện tử.
Chứng thư điện tử có phải là một loại giấy chứng nhận không? (hình từ internet)
Được phép chuyển giao chứng thư điện tử hay không?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về chuyển giao chứng thư điện tử như sau:
Chuyển giao chứng thư điện tử
1. Trường hợp pháp luật cho phép chuyển giao quyền sở hữu đối với chứng thư điện tử, việc chuyển giao phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
a) Chứng thư điện tử khẳng định được chủ thể sở hữu và chỉ chủ thể này đang kiểm soát chứng thư điện tử đó;
b) Yêu cầu quy định tại Điều 10 của Luật này;
c) Hệ thống thông tin phục vụ việc chuyển giao chứng thư điện tử phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng;
d) Yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp pháp luật yêu cầu hoặc cho phép chuyển đổi hình thức từ văn bản giấy sang chứng thư điện tử đối với các loại giấy tờ mà pháp luật cho phép chuyển giao quyền sở hữu và chỉ được tồn tại dưới một hình thức duy nhất thì văn bản giấy không còn giá trị pháp lý ngay khi việc chuyển đổi được hoàn thành và đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 của Luật này.
3. Trường hợp pháp luật yêu cầu hoặc cho phép chuyển đổi hình thức từ chứng thư điện tử sang văn bản giấy đối với các loại chứng thư điện tử mà pháp luật cho phép chuyển giao quyền sở hữu và chỉ được tồn tại dưới một hình thức duy nhất thì chứng thư điện tử không còn giá trị pháp lý ngay khi việc chuyển đổi được hoàn thành và đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 của Luật này.
Như vậy, được phép chuyển giao chứng thư điện tử, tuy nhiên, trường hợp pháp luật cho phép chuyển giao chứng thư điện tử, việc chuyển giao phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
- Chứng thư điện tử khẳng định được chủ thể sở hữu và chỉ chủ thể này đang kiểm soát chứng thư điện tử đó;
- Yêu cầu quy định tại Điều 10 Luật Giao dịch điện tử 2023;
- Hệ thống thông tin phục vụ việc chuyển giao chứng thư điện tử phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng;
- Yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Được sử dụng tại Việt Nam chứng thư điện tử do cơ quan nước ngoài cấp hay không?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về giá trị pháp lý của chứng thư điện tử như sau:
Giá trị pháp lý của chứng thư điện tử
1. Thông tin trong chứng thư điện tử có giá trị pháp lý khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
a) Chứng thư điện tử được ký bằng chữ ký số của cơ quan, tổ chức phát hành theo quy định của Luật này;
b) Thông tin trong chứng thư điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh;
c) Trường hợp pháp luật yêu cầu chỉ ra thời gian liên quan đến chứng thư điện tử thì chứng thư điện tử phải có dấu thời gian.
2. Chứng thư điện tử do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, được sử dụng tại Việt Nam chứng thư điện tử do cơ quan nước nước ngoài cấp.
Tuy nhiên, chứng thư điện tử do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền gia hạn thời hạn đối với nhà ở sở hữu tại Việt Nam không?
- Cơ chế phối hợp của Hội đồng quản trị và bộ phận kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Nhóm chỉ tiêu thống kê hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội định từ 15/8/2024 thế nào?
- Căn cứ giao đất ở cho cá nhân tại đô thị? Việc sử dụng đất để chỉnh trang đô thị được quy định như thế nào?
- Không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu nào để bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh?