Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tín ngưỡng có được hỗ trợ phát triển kinh tế rừng hay không?
Rừng tín ngưỡng nằm trong khu vực rừng đặc dụng cần phải có những tiêu chí gì?
Căn cức theo điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về khu bảo vệ cảnh quan rừng đặc dụng như sau:
Tiêu chí rừng đặc dụng
...
3. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
b) Phải bảo đảm các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản để bảo tồn bền vững các loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;
d) Có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
4. Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm:
a) Rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc có đối tượng thuộc danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về văn hóa; có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
b) Rừng tín ngưỡng đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; khu rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng;
c) Rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí sau: khu rừng có chức năng phòng hộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường; được quy hoạch gắn liền với khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
...
Như vậy. khu bảo vệ cảnh quan đối với rừng tín ngưỡng cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên;
- Khu rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng.
Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tín ngưỡng có được hỗ trợ phát triển kinh tế rừng hay không? (Hình từ Internet)
Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tín ngưỡng có được hỗ trợ phát triển kinh tế rừng hay không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 86 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
1. Cộng đồng dân cư được giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ giao cho cộng đồng dân cư;
c) Được hướng dẫn sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, canh tác dưới tán rừng, chăn thả gia súc theo Quy chế quản lý rừng; được hỗ trợ phát triển kinh tế rừng, hỗ trợ phục hồi rừng bằng cây lâm nghiệp bản địa;
d) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là rừng tín ngưỡng theo quy định tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này; được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng do chủ rừng đầu tư.
...
Như vậy, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tín ngưỡng sẽ có quyền được hỗ trợ phát triển kinh tế rừng và được hỗ trợ phục hồi rừng bằng cây lâm nghiệp bản địa.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư cho hoạt động liên kết bảo vệ và phát triển rừng của công đồng dân cư không?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 94 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng của Nhà nước như sau:
Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng
1. Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;
b) Bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp;
d) Xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao;
đ) Đầu tư phương tiện, trang bị, thiết bị nhằm bảo vệ rừng; quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
e) Xây dựng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Hoạt động chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, khuyến lâm và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;
b) Phát triển kết cấu hạ tầng gắn với đầu tư phát triển, kinh doanh rừng sản xuất theo chuỗi giá trị;
c) Hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới;
d) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho chủ rừng;
đ) Xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại trong hoạt động lâm nghiệp; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
...
Như vậy, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ đầu tư cho hoạt động liên kết bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải file mẫu hợp đồng lao động kèm thử việc mới nhất? Ngày có hiệu lực của hợp đồng lao động kèm thử việc?
- Chứng thư điện tử do cơ quan nước ngoài cấp có được sử dụng tại Việt Nam theo quy định hiện nay không?
- Tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định mới nhất? Công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Cách ghi phần thông tin chung tờ khai tự quyết toán thuế TNCN mới nhất? Hồ sơ tự quyết toán thuế bao gồm gì?
- Căn cước công dân hết hạn bao lâu thì bị phạt? Đổi căn cước công dân trước khi hết hạn bao lâu?