Trình tự tổ chức hội nghị phản biện xã hội do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức như thế nào?
- Thành phần hội nghị phản biện xã hội do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức gồm những ai?
- Trình tự tổ chức hội nghị phản biện xã hội do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức như thế nào?
- Tổ chức phản biện xã hội của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam căn cứ vào đâu?
Thành phần hội nghị phản biện xã hội do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị quyết liên tịch 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định về thành phần hội nghị phản biện xã hội như sau:
Thành phần hội nghị phản biện xã hội
1. Thành phần hội nghị phản biện xã hội do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức gồm:
a) Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì hội nghị; đại diện cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; thành viên các Hội đồng tư vấn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực hoạt động có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản được phản biện xã hội;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
...
Theo quy định trên, thành phần hội nghị phản biện xã hội do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức gồm:
- Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì hội nghị;
- Đại diện cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;
- Thành viên các Hội đồng tư vấn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực hoạt động có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản được phản biện xã hội;
- Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội;
- Đại diện cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Trình tự tổ chức hội nghị phản biện xã hội do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự tổ chức hội nghị phản biện xã hội do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị quyết liên tịch 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định về trình tự tổ chức hội nghị phản biện xã hội như sau:
Trình tự tổ chức hội nghị phản biện xã hội
1. Đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội chủ trì hội nghị phản biện xã hội.
2. Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo văn bản.
3. Đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội định hướng nội dung tập trung phản biện xã hội.
4. Các đại biểu tham dự hội nghị thảo luận về nội dung dự thảo văn bản được phản biện xã hội.
5. Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội cung cấp thêm thông tin hoặc giải trình làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung được phản biện xã hội.
6. Đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội kết luận.
7. Trên cơ sở kết quả hội nghị phản biện xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng văn bản phản biện xã hội gửi cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội.
Theo đó, đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì hội nghị phản biện xã hội.
Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo văn bản.
Đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam định hướng nội dung tập trung phản biện xã hội.
Các đại biểu tham dự hội nghị thảo luận về nội dung dự thảo văn bản được phản biện xã hội.
Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội cung cấp thêm thông tin hoặc giải trình làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung được phản biện xã hội.
Đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kết luận.
Trên cơ sở kết quả hội nghị phản biện xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng văn bản phản biện xã hội gửi cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội.
Tổ chức phản biện xã hội của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết liên tịch 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định như sau:
Căn cứ tổ chức giám sát, phản biện xã hội
...
2. Căn cứ tổ chức phản biện xã hội:
a) Chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp;
b) Chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hằng năm; dự thảo quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án (sau đây gọi chung là dự thảo văn bản) của cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, hội viên, đoàn viên của các tổ chức thành viên, quyền và trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
c) Kiến nghị của tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
d) Đề nghị của cơ quan nhà nước cùng cấp có dự thảo văn bản.
Theo đó, việc tổ chức phản biện xã hội căn cứ vào:
- Chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp;
- Chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hằng năm; dự thảo quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án (sau đây gọi chung là dự thảo văn bản) của cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, hội viên, đoàn viên của các tổ chức thành viên, quyền và trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Kiến nghị của tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Đề nghị của cơ quan nhà nước cùng cấp có dự thảo văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 ra sao?
- Yêu cầu học vấn đối với hiệu trưởng trường trung cấp là gì? Hiệu trưởng trường trung cấp tư thục là công chức hay viên chức?
- Công trình xây dựng quy mô nhỏ chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng đúng không?