Trình tự thủ tục xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở của Văn phòng Quốc hội được thực hiện bao nhiêu bước?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì trình tự thủ tục xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở của Văn phòng Quốc hội được thực hiện bao nhiêu bước? Câu hỏi của anh Quang Nhật đến từ Quảng Ninh.

Để công nhận sáng kiến của Văn phòng Quốc hội thì phải đáp ứng những điều kiện nào?

Căn cứ tại Điều 3 Quy chế xét, công nhận sáng kiến của Văn phòng Quốc hội ban hành kèm theo Quyết định 1109/QĐ-VPQH năm 2017, có quy định về điều kiện và tiêu chuẩn công nhận sáng kiến như sau:

Điều kiện và tiêu chuẩn công nhận sáng kiến
1. Tính mới:
a) Lần đầu tiên được áp dụng;
b) Không trùng với nội dung của các sáng kiến đã được công bố, công nhận.
2. Tính khả thi:
a) Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Phù hợp với điều kiện thực hiện nhiệm vụ của đơn vị tại thời điểm đưa ra sáng kiến để triển khai;
c) Được áp dụng ngay trong công việc của các cá nhân tại cơ quan, đơn vị.
3. Tính hiệu quả:
Mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, tham mưu, phục vụ; cải thiện điều kiện làm việc, công tác.

Như vậy, theo quy định trên thì để công nhận sáng kiến của Văn phòng Quốc hội thì phải đáp ứng những điều kiện sau:

- Tính mới:

+ Lần đầu tiên được áp dụng;

+ Không trùng với nội dung của các sáng kiến đã được công bố, công nhận.

- Tính khả thi:

+ Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;

+ Phù hợp với điều kiện thực hiện nhiệm vụ của đơn vị tại thời điểm đưa ra sáng kiến để triển khai;

+ Được áp dụng ngay trong công việc của các cá nhân tại cơ quan, đơn vị.

- Tính hiệu quả: Mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, tham mưu, phục vụ; cải thiện điều kiện làm việc, công tác.

Sáng kiến

Công nhận sáng kiến (Hình từ Internet)

Hồ sơ công nhận sáng kiến cấp cơ sở của Văn phòng Quốc hội gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Quy chế xét, công nhận sáng kiến của Văn phòng Quốc hội ban hành kèm theo Quyết định 1109/QĐ-VPQH năm 2017, có quy định về hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến như sau:

Hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến
1. Đối với sáng kiến cấp cơ sở:
- Đơn đề nghị công nhận sáng kiến (mẫu 01);
- Báo cáo mô tả sáng kiến (mẫu 02);
- Các tài liệu khác liên quan để chứng minh (nếu có hoặc khi có yêu cầu của Hội đồng cơ sở).

Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ công nhận sáng kiến cấp cơ sở của Văn phòng Quốc hội gồm:

- Đơn đề nghị công nhận sáng kiến;

Tải mẫu đơn đề nghị công nhận sáng kiến: TẠI ĐÂY.

- Báo cáo mô tả sáng kiến;

Tải mẫu báo cáo mô tả sáng kiến: TẠI ĐÂY.

- Các tài liệu khác liên quan để chứng minh (nếu có hoặc khi có yêu cầu của Hội đồng cơ sở).

Trình tự thủ tục xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở của Văn phòng Quốc hội được thực hiện bao nhiêu bước?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy chế xét, công nhận sáng kiến của Văn phòng Quốc hội ban hành kèm theo Quyết định 1109/QĐ-VPQH năm 2017, có quy định về trình tự, thủ tục xét, công nhận sáng kiến như sau:

Trình tự, thủ tục xét, công nhận sáng kiến
1. Đối với sáng kiến cấp cơ sở:
* Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị xét, công nhận sáng kiến:
- Cá nhân nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này đến Thường trực Hội đồng cơ sở của đơn vị;
- Thời gian nhận hồ sơ, đợt 1 trước ngày 20/5; đợt 2 trước ngày 20/10 hằng năm.
* Bước 2: Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thường trực Hội đồng cơ sở tham mưu với Chủ tịch Hội đồng cơ sở thông báo về việc tiếp nhận hoặc không tiếp nhận hồ sơ.
* Bước 3: Họp Hội đồng cơ sở xét, công nhận sáng kiến:
- Thường trực Hội đồng cơ sở gửi hồ sơ và bản tổng hợp sáng kiến của các cá nhân đủ điều kiện đến các thành viên Hội đồng cơ sở nghiên cứu trước khi họp Hội đồng cơ sở ít nhất 03 ngày làm việc;
- Hội đồng họp cơ sở xem xét, đánh giá nội dung sáng kiến, quyết định công nhận hoặc không công nhận sáng kiến cơ sở theo quy định;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xét, công nhận sáng kiến, Thường trực Hội đồng cơ sở phải thông báo công khai tại đơn vị và gửi Trung tâm Tin học để công khai trên hệ thống mạng nội bộ của Văn phòng Quốc hội, thời gian công khai 03 ngày làm việc.
* Bước 4: Quyết định công nhận sáng kiến:
Sau khi kết thúc thời gian công khai, Thường trực Hội đồng cơ sở tổng hợp và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Hội đồng cơ sở ban hành quyết định công nhận (mẫu 07a) và gửi Trung tâm Tin học để công khai trên hệ thống mạng nội bộ của Văn phòng Quốc hội. Trường hợp không được công nhận thì Thường trực Hội đồng cơ sở thông báo cho cá nhân biết.
* Bước 5: Báo cáo kết quả và đề nghị xét, công nhận sáng kiến:
a) Thường trực Hội đồng cơ sở báo cáo Hội đồng cấp Văn phòng Quốc hội kết quả xét, công nhận sáng kiến (gửi kèm bản sao hồ sơ xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở);
b) Trường hợp cá nhân đề nghị công nhận sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội, Thường trực Hội đồng cơ sở gửi hồ sơ sáng kiến đủ điều kiện xem xét (bản chính) về Thường trực Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội.

Như vậy, theo quy định trên thì trình tự thủ tục xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở của Văn phòng Quốc hội được thực hiện 5 bước như sau:

- Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị xét, công nhận sáng kiến;

- Bước 2: Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ;

- Bước 3: Họp Hội đồng cơ sở xét, công nhận sáng kiến;

- Bước 4: Quyết định công nhận sáng kiến;

- Bước 5: Báo cáo kết quả và đề nghị xét, công nhận sáng kiến.

Công nhận sáng kiến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội đồng xét, đề nghị công nhận sáng kiến ngành Kiểm sát nhân dân do ai quyết định và thành phần trong Hội đồng gồm những ai?
Pháp luật
Giấy chứng nhận sáng kiến phải có các thông tin nào? Giấy chứng nhận sáng kiến được cấp cho ai?
Pháp luật
Để được công nhận sáng kiến có tính mới thì chỉ cần không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước phải không?
Pháp luật
Hội đồng sáng kiến được lập như thế nào theo quy định? Thành phần trong Hội đồng sáng kiến gồm có những ai?
Pháp luật
Có thể yêu cầu công nhận sáng kiến đối với các giải pháp kỹ thuật nào? Các trường hợp nào không được công nhận sáng kiến?
Pháp luật
Có được công nhận sáng kiến đối với các giải pháp không mang lại lợi ích kinh tế thiết thực hay không?
Pháp luật
Sáng kiến trong hoạt động ngành tài nguyên và môi trường là gì? Có bao nhiêu loại sáng kiến trong hoạt động ngành tài nguyên và môi trường?
Pháp luật
Việc công nhận sáng kiến dựa trên các điều kiện gì? Tác giả sáng kiến có thể yêu cầu công nhận sáng kiến tại đâu?
Pháp luật
Hướng dẫn làm đơn yêu cầu công nhận sáng kiến như thế nào? Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến được tiếp nhận, xem xét thế nào?
Pháp luật
Việc xét công nhận sáng kiến được thực hiện trong thời hạn bao lâu kể từ khi nộp đơn yêu cầu công nhận?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công nhận sáng kiến
3,343 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công nhận sáng kiến

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công nhận sáng kiến

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào