Trình tự, thủ tục lập kế hoạch thực hiện quy hoạch được thực hiện như thế nào theo Nghị định 58/2023/NĐ-CP?
Trình tự, thủ tục lập kế hoạch thực hiện quy hoạch được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 20 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP bổ sung Điều 38c vào sau Điều 38 Nghị định 37/2019/NĐ-CP, trình tự, thủ tục lập kế hoạch thực hiện quy hoạch được thực hiện như sau:
(1) Trình tự, thủ tục lập kế hoạch thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng:
Bước 1: Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch; gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan.
Bước 2: Các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến về dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch.
Bước 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch trình Chính phủ ban hành đối với quy hoạch tổng thể quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành đối với quy hoạch vùng.
(2) Trình tự, thủ tục lập kế hoạch thực hiện quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia:
Bước 1: Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch; gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan.
Bước 2: Các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến về dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch.
Bước 3: Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch trình Chính phủ ban hành.
(3) Trình tự, thủ tục lập kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia:
Bước 1: Các bộ, cơ quan ngang bộ được phân công tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch; gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan.
Bước 2: Các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến về dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch.
Bước 3: Các bộ, cơ quan ngang bộ được phân công tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
(4) Trình tự, thủ tục lập kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh:
Bước 1: Cơ quan lập quy hoạch xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch, gửi lấy ý kiến các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có) trên địa bàn trong thời hạn 15 ngày;
Bước 2: Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức có liên quan và hoàn thiện dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch, báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch để gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ;
Bước 3: Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến về dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch;
Bước 4: Cơ quan tổ chức lập quy hoạch chỉ đạo việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.
Nghị định 58/2023/NĐ-CP: Trình tự, thủ tục lập kế hoạch thực hiện quy hoạch được thực hiện như thế nào? (Hình từ internet)
Bộ, cơ quan ngang bộ có đại diện là thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại khoản 15 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP bổ sung Điều 33a vào sau Điều 33 Nghị định 37/2019/NĐ-CP, thì Bộ, cơ quan ngang bộ có đại diện là thành viên hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm như sau:
- Bộ, cơ quan ngang bộ có đại diện là thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm:
+ Tham gia ý kiến thẩm định bằng văn bản đối với hồ sơ trình thẩm định quy hoạch về các nội dung thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang bộ; có ý kiến rà soát bằng văn bản về các nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định trong hồ sơ quy hoạch theo báo cáo thẩm định quy hoạch;
+Cử đại diện tham dự phiên họp Hội đồng thẩm định quy hoạch với tư cách là thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
+ Thực hiện trách nhiệm như trách nhiệm của bộ cơ quan ngang bộ có đại diện là thành viên hội đồng thẩm định quy hoạch.
+ Tham gia ý kiến thẩm định bằng văn bản và chịu trách nhiệm về ý kiến thẩm định đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch;
+ Có ý kiến rà soát bằng văn bản và chịu trách nhiệm về kết quả rà soát các nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch đã được tiếp thu, giải trình theo báo cáo thẩm định quy hoạch.
Ủy viên phản biện quy hoạch phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 17 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 35 Nghị định 37/2019/NĐ-CP, quy định như sau:
Ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Hội đồng thẩm định quy hoạch phải có ít nhất 03 thành viên là ủy viên phản biện quy hoạch và có ít nhất 01 thành viên là ủy viên phản biện kết quả đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch cần lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; có thành viên là ủy viên phản biện sơ đồ, bản đồ quy hoạch nếu cần thiết.
2. Ủy viên phản biện quy hoạch phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm tham gia hoạt động liên quan đến một trong những nội dung quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng đại học chuyên ngành liên quan đến quy hoạch;
b) Có ít nhất 08 năm kinh nghiệm tham gia hoạt động liên quan đến một trong những nội dung quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng thạc sỹ chuyên ngành liên quan đến quy hoạch;
c) Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm tham gia hoạt động liên quan đến một trong những nội dung quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng tiến sỹ chuyên ngành liên quan đến quy hoạch.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì ủy viên phản biện quy hoạch phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm tham gia hoạt động liên quan đến một trong những nội dung quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng đại học chuyên ngành liên quan đến quy hoạch;
- Có ít nhất 08 năm kinh nghiệm tham gia hoạt động liên quan đến một trong những nội dung quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng thạc sỹ chuyên ngành liên quan đến quy hoạch;
- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm tham gia hoạt động liên quan đến một trong những nội dung quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng tiến sỹ chuyên ngành liên quan đến quy hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
- Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?