Trình tự, thủ tục hải quan cho việc xuất khẩu đá basalt phải thực hiện như thế nào? Đá basalt có thuộc nhóm hàng hóa bị cấm xuất khẩu hay không?
Đá basalt có thuộc nhóm hàng hóa bị cấm xuất khẩu hay không?
Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu như sau:
Theo đó có thể thấy đá basalt không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu nên có thể tiến hành xuất khẩu như những hàng hóa thông thường.
Trình tự, thủ tục hải quan cho việc xuất khẩu đá basalt phải thực hiện như thế nào?
Trình tự thủ tục cụ thể để xuất khẩu khoáng sản nói chung hiện nay đều không có quy định một trình tự cụ thể, trước đây có quy định nhưng đã quy định bãi bỏ và không thấy có hướng dẫn gì thêm.
Tuy nhiên có thể căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 2132/TCHQ-GSQL năm 2021 về tăng cường quản lý khoáng sản xuất khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành để tham khảo, cụ thể như sau:
"1. Đăng ký tờ khai hải quan.
Cơ quan hải quan chỉ thực hiện đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu đối với khoáng sản được khai thác từ các mỏ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác theo quy định tại Điều 82 Luật Khoáng sản, đáp ứng điều kiện, có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ và có tên trong danh mục được phép xuất khẩu do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành theo từng thời kỳ hoặc trường hợp cá biệt đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản đồng ý, cho phép xuất khẩu.
2. Khai hải quan.
2.1 Mô tả hàng hóa.
Khai báo tên loại khoáng sản xuất khẩu, tên mỏ, tên doanh nghiệp được phép khai thác, chế biến đối với trường hợp doanh nghiệp thương mại xuất khẩu khoáng sản (doanh nghiệp không trực tiếp khai thác, chế biến).
2.2 Giấy phép.
a) Khai báo tại ô giấy phép số 01 số giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản;
b) Khai báo tại ô giấy phép tiếp theo số giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
c) Khai báo tại ô giấy phép tiếp theo số văn bản đồng ý cho phép xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (trong trường hợp xuất khẩu cá biệt);
d) Khai báo tại ô giấy phép số tiếp theo số hợp đồng mua bán nội địa (đối với trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu không trực tiếp khai thác);
e) Khai báo tại ô giấy phép tiếp theo số hóa đơn mua bán nội địa (đối với trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu không trực tiếp khai thác);
3. Hồ sơ hải quan.
Người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC) và chứng từ theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành.
Ngoài ra, để có cơ sở đối chiếu, xác định nguồn gốc khoáng sản xuất khẩu có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật, người khai hải quan nộp bổ sung cho cơ quan hải quan bản sao giấy phép khai thác khoáng sản do cơ quan có thẩm quyền cấp; bản sao văn bản đồng ý cho phép xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (trong trường hợp xuất khẩu cá biệt); bản sao hóa đơn, hợp đồng mua bán nội địa (đối với trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu không trực tiếp khai thác) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản.
4. Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan.
Công chức hải quan thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan theo đúng quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC) và hướng dẫn tại Điều 7 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2016 của Tổng cục Hải quan, kiểm tra tính hợp lệ, đối chiếu các thông tin trên các chứng từ do người khai hải quan cung cấp với các chứng từ khác thuộc bộ hồ sơ hải quan.
Đối với khoáng sản xuất khẩu được khai thác từ các mỏ của các doanh nghiệp đã được Bộ quản lý chuyên ngành, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác và thông báo danh sách giấy phép khai thác đã cấp cho cơ quan hải quan thì công chức kiểm tra hồ sơ phải đối chiếu thông tin trên giấy phép khai thác, tờ khai hải quan với danh sách này để giải quyết thủ tục hải quan theo quy định.
5. Kiểm tra thực tế hàng hóa.
...
6. Xử lý kết quả kiểm tra.
6.1 Trường hợp kết quả kiểm tra xác định khoáng sản xuất khẩu đáp ứng quy định của pháp luật thì được thực hiện tiếp thủ tục hải quan theo quy định;
6.2 Trường hợp kết quả kiểm tra xác định khoáng sản xuất khẩu không đáp ứng quy định của pháp luật thì xử lý theo quy định.
7. Kiểm tra sau thông quan.
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tiến hành thu thập, phân tích thông tin và thực hiện kiểm tra sau thông quan để đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản có trụ sở thuộc địa bàn quản lý.
..."
Anh có thể tham khảo công văn trên để chuẩn bị cơ bản giấy tờ cần thiết cho việc xuất khẩu, Tuy nhiên, đối với thủ tục thực tế thì anh cần phải liên hệ thêm cơ quan Hải quan để được hướng dẫn cụ thể và chính xác nhất.
Xuất khẩu đá Basalt
Quy định của pháp luật về việc sử dụng khoáng sản để làm vật liệu ốp lát trong công trình xây dựng hiện nay như thế nào?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BXD quy định về sử dụng đá để ốp lát như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chế biến khoáng sản là quá trình sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp các phương pháp cơ-lý-hóa để làm thay đổi tính chất của khoáng sản sau khi khai thác nhằm tạo ra các sản phẩm có quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp với yêu cầu sử dụng và có giá trị thương mại cao hơn khoáng sản sau khai thác.
2. Đá khối làm đá ốp lát là đá tự nhiên được khai thác từ các mỏ đá magma, đá trầm tích, đá biến chất tại moong khai thác tạo ra sản phẩm có các mặt phẳng, dạng khối, không bị nứt nẻ, có thể tích ≥ 0,4 m3.
3. Đá ốp lát là các loại đá được chế biến từ đá khối tự nhiên thành sản phẩm dạng tấm (phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4732:2016 đá ốp, lát tự nhiên) dùng để ốp, lát trong công trình xây dựng.
4. Đá xây dựng là các loại đá được khai thác từ các mỏ đá tự nhiên (thuộc danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy định pháp luật về khoáng sản) được gia công, chế biến thành sản phẩm dùng trong công trình xây dựng.
5. Đá mỹ nghệ là các loại đá được khai thác từ các mỏ đá tự nhiên được chế tác thành các sản phẩm mỹ nghệ có kích thước phi tiêu chuẩn."
Theo đó nếu anh muốn xuất khẩu đá basalt làm vật liệu ốp lát cho các công trình xây dựng thì phải đáp ứng được các yêu cầu về cấu tạo bên ngoài của đá như không bị nứt nẻ, có các mặt phẳng, dạng khối thể tích ≥ 0,4 m3; phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4732:2016 đá ốp, lát tự nhiên.
Ngoài ra, anh còn phải đảm bảo được về nguồn gốc của đá, thực hiện theo đúng quy cách và chỉ tiêu kỹ thuật các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu theo quy định pháp luật, căn cứ vào Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BXD như sau:
"Điều 3. Nguồn gốc, danh mục, quy cách và chỉ tiêu kỹ thuật khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu
1. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu có nguồn gốc hợp pháp bao gồm khoáng sản được khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hoặc quyết định việc khai thác khoáng sản đi kèm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
2. Danh mục, quy cách và chỉ tiêu kỹ thuật các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư này (trừ khoáng sản tạm nhập - tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh)."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?