Trình tự, thủ tục để tiến hành đình công một cách hợp pháp? Nếu cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục quy định thì xử lý như thế nào?
Trình tự, thủ tục để tiến hành đình công một cách hợp pháp theo quy định mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo Điều 200, Điều 201 và Điều 202 Bộ luật Lao động 2019 thì trình tự, thủ tục để tiến hành đình công một cách hợp pháp được thực hiện như sau:
Bước 01: Lấy ý kiến về đình công
Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công quy định tại Điều 198 của Bộ luật này có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.
Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
- Đồng ý hay không đồng ý đình công;
- Phương án của tổ chức đại diện người lao động về các nội dung sau:
+ Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
+ Phạm vi tiến hành đình công;
+ Yêu cầu của người lao động;
Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.
Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày.
Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.
Bước 02: Ra quyết định đình công và thông báo đình công
- Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.
- Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:
+ Kết quả lấy ý kiến đình công;
+ Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
+ Phạm vi tiến hành đình công;
+ Yêu cầu của người lao động;
+ Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
- Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 03: Tiến hành đình công
Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
Trình tự, thủ tục đình công (Hình từ Internet)
Nếu cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục quy định thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 211 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục cụ thể như sau:
(1) Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được thông báo về cuộc đình công không tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại các Điều 200, 201 và Điều 202 Bộ luật Lao động 2019 thì:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, chỉ đạo cơ quan chuyên môn về lao động phối hợp với công đoàn cùng cấp, cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ người sử dụng lao động và đại diện ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để nghe ý kiến, hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường.
- Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì lập biên bản, tiến hành xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
(2) Đối với các nội dung tranh chấp lao động thì tùy từng loại tranh chấp, hướng dẫn, hỗ trợ các bên tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy, khi cuộc đình công diễn ra không đúng với trình tự, thủ tục quy định thì sẽ được xử lý theo quy định nêu trên.
Những trường hợp nào được xem là đình công bất hợp pháp theo quy định hiện nay?
Theo Điều 204 Bộ luật Lao động 2019, khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì cuộc đình công đó được xem là bất hợp pháp:
Trường hợp đình công bất hợp pháp
1. Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.
2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.
4. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
5. Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.
6. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?
- Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?