Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro là gì?
Trường hợp nào phải được đánh giá rủi ro khi cấp phép nhập khẩu thủy sản sống?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT quy định về các trường hợp cấp phép nhập khẩu thủy sản sống như sau:
Các trường hợp cấp phép nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam
1. Cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro: Thủy sản sống lần đầu nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí.
2. Cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro:
a) Thủy sản sống nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí đã được đánh giá rủi ro;
b) Thủy sản sống nhập khẩu để nghiên cứu khoa học;
c) Thủy sản sống nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm.
Như vậy, khi nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và thuộc 03 trường hợp tại khoản 2 nêu trên thì không phải thực hiện đánh giá rủi ro khi cấp phép nhập khẩu.
Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro là gì? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro là gì?
Người thực hiện đăng ký chuẩn bị bộ hồ sơ theo định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT) như sau:
Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chính Báo cáo kết quả nhập khẩu, vận chuyển, nuôi giữ thủy sản sống trong 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao biên bản kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động nhập khẩu bất kỳ thủy sản sống từ lần thứ hai trở đi).
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống để nghiên cứu khoa học bao gồm:
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Bản chính đề cương nghiên cứu khoa học đã được cơ quan có chức năng nghiên cứu khoa học hoặc cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt.
3. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống để trưng bày tại hội chợ, triển lãm bao gồm:
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm và phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
- Về trình tự cấp phép, được quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT (bổ sung bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT) như sau:
Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản theo hình thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc theo cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến (nếu có);
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân;
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống được phê duyệt (đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT)
Hoặc phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm được phê duyệt (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT).
Tổng cục Thủy sản trả Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến hoặc cơ chế một cửa quốc gia.
Trường hợp giấy phép bị mất hoặc bị hỏng hoặc có thay đổi thông tin nhà xuất khẩu, cửa khẩu nhập, kích cỡ loài thủy sản, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên Giấy phép thì tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Hiệu lực giấy phép nhập khẩu thủy sản sống là bao lâu?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT quy định về hiệu lực giấy phép nhập khẩu thủy sản sống như sau:
Hiệu lực giấy phép nhập khẩu thủy sản sống
1. Hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học căn cứ trên đề xuất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc kết quả đánh giá rủi ro nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày cấp.
2. Hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống để trưng bày tại hội chợ, triển lãm căn cứ trên đề xuất của tổ chức, cá nhân và kế hoạch tổ chức hội chợ, triển lãm nhưng không quá thời điểm kết thúc hội chợ, triển lãm.
Như vậy, tùy vào mục đích nhập khẩu thủy sản sống là dùng để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học hay để trưng bày tại hội chợ, triển lãm mà thời hạn của giấy phép nhập khẩu thủy sản sống có sự khác nhau theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?