Hướng dẫn cách gửi clip vi phạm giao thông? Clip vi phạm giao thông phải đảm bảo những điều kiện gì?
Hướng dẫn cách gửi clip vi phạm giao thông?
Gửi clip vi phạm giao thông phải tuân thủ các quy định tại Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật
1. Dữ liệu do cá nhân, tổ chức thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cung cấp cho cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử phạt bằng một trong các hình thức sau:
a) Trực tiếp đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền hoặc hiện trường xảy ra vụ việc để cung cấp;
b) Thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng;
c) Dịch vụ bưu chính;
d) Kết nối, chia sẻ dữ liệu.
...
Theo đó, cá nhân có thể cung cấp clip ghi lại hành vi vi phạm giao thông cho lực lượng Cảnh sát giao thông thông qua các hình thức sau:
(1) Trực tiếp đến trụ sở Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vi phạm hoặc đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền để nộp clip.
(2) Gửi qua các kênh trực tuyến, bao gồm thư điện tử, cổng thông tin điện tử, trang web chính thức hoặc số điện thoại đường dây nóng.
(3) Chuyển qua đường bưu điện, gửi clip tới địa chỉ của đơn vị Cảnh sát giao thông liên quan.
(4) Sử dụng phần mềm hỗ trợ, các ứng dụng kết nối và chia sẻ dữ liệu để gửi clip.
Lưu ý:
Người cung cấp clip vi phạm giao thông có quyền được:
+ Cung cấp clip ghi lại hành vi vi phạm giao thông theo quy định tại Điều 18 Nghị định 135/2021/NĐ-CP.
+ Bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
+ Yêu cầu cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thông báo kết quả xác minh, xử lý dữ liệu đã cung cấp.
Hướng dẫn cách gửi clip vi phạm giao thông? Clip vi phạm giao thông phải đảm bảo những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Clip vi phạm giao thông phải đảm bảo điều kiện gì?
Clip vi phạm giao thông phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 và được bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022;
- Không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật;
- Phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm;
- Đáp ứng yêu cầu về thời hạn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 135/2021/NĐ-CP.
Lưu ý: Dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp, nếu đáp ứng được yêu cầu quy định tại nêu trên thì được sử dụng làm căn cứ xác minh, phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì?
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định tại Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, cụ thể như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp 2013, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(2) Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
(3) Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(4) Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
(5) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
(6) Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
(7) Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống tổ chức Công an nhân dân có bao nhiêu cấp? Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân?
- Cách viết mẫu đơn xin tự nguyện tinh giản biên chế? Nguyên tắc chi trả chế độ chính sách tinh giản biên chế là gì?
- Mức khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo Nghị định 73? Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Tải về phương pháp đo bóc khối lượng công trình file word mới nhất? Trách nhiệm hướng dẫn phương pháp đo bóc khối lượng công trình?
- Mẫu bản cam kết không chế tạo pháo nổ, không tàng trữ, mua bán và đốt pháo nổ trái phép dịp Tết Nguyên đán dành cho học sinh? Tải mẫu?