Trình tự soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông như thế nào?
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền ký ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nào?
- Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông gồm những cơ quan nào?
- Trình tự soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông như thế nào?
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền ký ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Ban hành kèm theo Quyết định 06/2008/QĐ-BTTTT quy định như sau:
Thẩm quyền ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ký ban hành của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông gồm: quyết định, chỉ thị, thông tư và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch mà Bộ trưởng là một bên ban hành.
2. Trong trường hợp vắng mặt, Bộ trưởng có thể ủy quyền cho Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực được phân công ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng.
Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ký ban hành của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông gồm: quyết định, chỉ thị, thông tư và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch mà Bộ trưởng là một bên ban hành.
Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Hình từ Internet)
Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông gồm những cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 18 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Ban hành kèm theo Quyết định 06/2008/QĐ-BTTTT quy định như sau:
Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là cơ quan chủ trì soạn thảo) bao gồm: cơ quan, đơn vị thuộc Bộ được Bộ trưởng giao nhiệm vụ trực tiếp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình.
Theo quy định trên, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: cơ quan, đơn vị thuộc Bộ được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao nhiệm vụ trực tiếp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình.
Trình tự soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Ban hành kèm theo Quyết định 06/2008/QĐ-BTTTT quy định như sau:
Trình tự soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức tổng kết tình hình thực hiện pháp luật; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến nội dung của dự thảo văn bản; tổ chức soạn thảo văn bản; tổ chức việc lấy ý kiến tham gia của các nhà khoa học, nhà quản lý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và ý kiến của các tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của dự thảo; cung cấp đầy đủ thông tin về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cần xin ý kiến trên trang tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Tùy theo tính chất, nội dung của từng văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo quy định thời gian trả lời, nhưng ít nhất là 07 ngày làm việc, kể từ ngày gửi đề nghị xin ý kiến. Hết thời hạn quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời chính thức cho cơ quan chủ trì soạn thảo, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có lý do chính đáng và đã báo trước cho cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản.
3. Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo là cơ quan tham mưu của Bộ, Thanh tra Bộ (sau đây gọi chung là cơ quan tham mưu) thì sau khi thực hiện các quy định tại khoản 1, 2 Điều này, cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện thủ tục thẩm định văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Quy chế này và trình Bộ trưởng ban hành.
4. Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo không phải là cơ quan tham mưu thì sau khi thực hiện các quy định tại khoản 1, 2 Điều này, cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp, chỉnh lý dự thảo và gửi hồ sơ gồm các tài liệu quy định tại điểm b, c, d, e Điều 21 cho cơ quan tham mưu được phân công phụ trách về lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản để tiến hành thẩm tra về nội dung chuyên môn của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, cơ quan tham mưu có trách nhiệm xem xét lại toàn bộ nội dung dự thảo văn bản. Trong trường hợp văn bản có nội dung chuyên môn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, cơ quan tham mưu có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan tham mưu khác có liên quan để xem xét lại tổng thể nội dung dự thảo văn bản.
Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm xem xét ý kiến thẩm tra chuyên môn của cơ quan tham mưu để hoàn thiện lại dự thảo văn bản và thực hiện thủ tục thẩm định văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Quy chế này và trình Bộ trưởng ban hành.
Như vậy, trình tự soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định cụ thể trên.
Lưu ý: Việc soạn thảo, ban hành các văn bản của Bộ bằng hình thức như văn bản quy phạm pháp luật: Quyết định tuyển dụng, nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật, điều động, thuyên chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cử đi nước ngoài đối với cán bộ, công chức; quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyết định thanh tra, kiểm tra; quyết định giao kế hoạch khoa học công nghệ hàng năm; chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua và các văn bản cá biệt khác để giải quyết những vụ việc cụ thể đối với những đối tượng cụ thể không chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?