Trên đường cao tốc ô tô, những vị trí nào phải lắp đặt đèn chiếu sáng? Đèn chiếu sáng trên đường cao tốc được bố trí thế nào?
Trên đường cao tốc ô tô, những vị trí nào phải lắp đặt đèn chiếu sáng?
Theo tiết 11.5.1 tiểu mục 11.5 Mục 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5729:2012 về Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu và thiết kế quy định về chiếu sáng đường cao tốc như sau:
- Bố trí chiều sáng trên đường ô tô cao tốc phải thực hiện ở các khu vực sau:
+ Tại khu vực có trạm thu phí đường;
+ Trong hầm;
- Ngoài ra cũng nên bố trí tại các đoạn sau:
+ Trong phạm vi các chỗ giao nhau liên thông trên đường cao tốc;
+ Ở các đoạn ra khỏi đường cao tốc gặp một đoạn đường có chiếu sáng được nối với đường cao tốc, hoặc đoạn qua sát một vùng có chiếu sáng (khu công nghiệp, sân bay...);
+ Ở bên phải các trạm phục vụ kỹ thuật;
+ Ở các biển báo chỉ dẫn quan trọng (khi không có điều kiện sử dụng các biển báo chỉ dẫn hộp có đèn tự chiếu sáng).
Trên đường cao tốc ô tô, những vị trí nào phải lắp đặt đèn chiếu sáng? (Hình từ Internet)
Đèn chiếu sáng trên đường cao tốc ô tô được bố trí như thế nào?
Theo quy định tại tiết 11.5.4 tiểu mục 11.5 Mục 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5729:2012 về Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu và thiết kế quy định về đèn chiếu sáng như sau:
Đèn chiếu sáng được đặt trên các cột, trụ cao từ 12 m đến 15 m bố trí thành hàng ở dải phân cách hoặc trên lề đường cao tốc hoặc vừa ở dải phân cách, vừa ở lề (thẳng hàng ngang hoặc so le).
Khoảng cách giữa các cột, trụ phải được xác định thông qua tính toán để bảo đảm đúng các yêu về độ chiếu sáng và việc chuyển từ đoạn được chiếu sáng sang đoạn không được chiếu sáng như sau:
- Độ chiếu sáng yêu cầu được thể hiện bầng độ rọi trung bình phải đạt được trên mặt đường đường cao tốc từ 1 cd/m2 đến 2 cd/m2 (canđêla/m2).
Mức độ chiều sáng đồng đều trên phần xe chạy được thể hiện bằng tỉ số độ rọi ở nơi tối nhất và nơi sáng nhất không được quá 1:1,3 theo hướng dọc tuyến và 1:2,5 theo chiều ngang phần xe chạy.
- Việc chuyển từ đoạn được chiếu sáng sang đoạn không được chiếu sáng phải thực hiện dần dần bằng cách giảm độ rọi trung bình từ 2 cd/m2 xuống 0 cd/m2 trong một phạm vi tối thiểu là 250 m. Nếu các đoạn có yêu cầu chiếu sáng cách nhau dưới 250 m thì nên bố trí chiếu sáng liên tục cả đoạn nằm giữa chúng.
Nên bố trí chống lóa mắt ở các vị trí nào trên đường cao tốc ô tô?
Theo quy định tại tiểu mục 11.4 Mục 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5729:2012 về Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu và thiết kế quy định về chống lóa mắt do pha đèn của xe chạy ngược chiều về ban đêm như sau:
- Trên đường cao tốc có dải phân cách đủ rộng (có dự trữ đất) để khoảng cách giữa hai quỹ đạo của các xe ngược chiều vượt quá 12 m thì không cần có biện pháp chống loá mắt.
- Nên bố trí chống lóa mắt ở những vị trí sau đây:
+ Các đoạn đường cao tốc có lưu lượng giao thông về ban đêm lớn (nhất là khi tỉ lệ xe tải nặng lớn);
+ Đoạn có bán kính đường cong nằm nhỏ hơn trị số bán kính thông thường;
+ Đoạn có đường cong đứng dễ gâp chói mắt;
+ Đoạn tuyến thẳng dài;
+ Đoạn tuyến đi qua vùng đồi địa hình nhấp nhô thay đổi liên tục;
+ Đoạn qua cầu lớn, cầu vượt không có chiếu sáng;
+ Tại các chỗ giao liên thông, chỗ ra vào khu nghỉ ngơi và trạm dịch vụ trên đường cao tốc.
- Giải pháp chống lóa mắt do đèn pha của xe chạy ngược chiều về ban đêm phải đựợc thiết kế bố trí trên dải phân cách của đường cao tốc, hoặc bằng cách trồng các cây bụi, hoặc bằng cách đặt các tấm chắn ánh sáng đèn có chiều cao 1,50 m.
+ Nếu trồng cây bụi thì phải chọn loại cây có lá xanh bốn mùa; mỗi bụi cây rộng từ 0,4 m đến 0,6 m và khoảng cách giữa các bụi từ 2,0 m đến 3,0 m.
+ Nếu dùng tấm chắn ánh sáng đèn thì thường bằng tôn thép hoặc tấm chất dẻo tổng hợp dày 2,5 cm đến 4,0 cm, chiều rộng tấm chắn ở đọan thông thường là 8 cm đến 10 cm, ở đoạn có đường cong nằm hoặc đường cong đứng là 8 cm đến 25 cm. Chiều cao tấm chắn là 80cm.
Mỗi tấm chắn được lồng bắt chặt vào một khung bằng thép hình vuông 40 mm x 40 mm hoặc 65 mm x 65 mm gắn liền với một thanh cắm thẳng đứng để trực tiếp chôn cắm xuống đất ở chính giữa, dải phân cách hay chôn cắm trực tiếp trên đỉnh tường hộ cứng bê tông xi măng nêu ở tiết 10.1.2 ( chiều cao từ mặt đất dải phân cách giữa đến đỉnh tấm chắn cũng là 1,60 m).
Trong mọi trường hợp, tấm chắn được chôn, cắm cho quay nghiêng 450 theo hướng xe chạy, cách nhau 50 cm trong suốt phạm vi chiều dài cần chống lóa mắt. Tấm chắn phải sơn hoặc có mầu sẫm và phải được chôn chắc chắn để không bị đổ ra phần xe chạy kể cả khi có gió bão.
- Phải kiểm tra việc đảm bảo tầm nhìn ở các đoạn đường cong khi có bố trí các giải pháp chống lóa mắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?