Trẻ em khuyết tật có quyền có quốc tịch kể từ thời điểm nào? Trẻ em khuyết tật được xác định là người có quốc tịch Việt Nam dựa vào những căn cứ nào?
Trẻ em khuyết tật có quyền có quốc tịch kể từ thời điểm nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Quyền tự do đi lại và quyền có quốc tịch
1. Các quốc gia thành viên phải công nhận quyền của người khuyết tật được tự do đi lại, tự do chọn khu vực cư trú và quyền có quốc tịch, trên cơ sở bình đẳng với những người khác, bao gồm việc bảo đảm rằng người khuyết tật:
a. Có quyền nhận và thay đổi quốc tịch và không bị tước quốc tịch một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật;
b. Không bị tước đoạt, một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật, khả năng được cấp, sở hữu và sử dụng giấy tờ quốc tịch của họ hoặc giấy tờ căn cước khác, hoặc khả năng sử dụng những thủ tục thích hợp như thủ tục di trú có thể cần thiết để thực hiện quyền tự do đi lại một cách thuận lợi;
c. Tự do rời khỏi bất kỳ đất nước nào, kể cả đất nước của mình;
d. Không bị tước đoạt, một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật, quyền vào đất nước của chính mình.
2. Trẻ em khuyết tật được khai sinh ngay sau khi ra đời và ngay từ khi ra đời, có quyền có tên họ, quyền có quốc tịch và quyền được cha mẹ biết và chăm sóc, trong chừng mực tối đa có thể.
Theo đó, trẻ em khuyết tật có quyền có quốc tịch ngay từ khi ra đời.
Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về
Trẻ em khuyết tật (Hình từ Internet)
Trẻ em khuyết tật được xác định là người có quốc tịch Việt Nam dựa vào những căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định như sau:
Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam
Người được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây:
1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này;
2. Được nhập quốc tịch Việt Nam;
3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam;
4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này;
5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, trẻ em khuyết tật được xác định là người có quốc tịch Việt Nam dựa vào những căn cứ sau:
- Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này cụ thể là
+ Quốc tịch của trẻ em khuyết tật khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam
+ + trẻ em khuyết tật sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
+ Quốc tịch của trẻ em khuyết tật khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
++ Trẻ em khuyết tật sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
++ Trẻ em khuyết tật khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em khuyết tật được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.
+ Quốc tịch của trẻ em khuyết tật khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch
++ Trẻ em khuyết tật sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
++ Trẻ em khuyết tật sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
- Được nhập quốc tịch Việt Nam;
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam;
- Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này;
- Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trẻ em khuyết tật bị tước quốc tịch Việt Nam nếu thuộc những trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định như sau:
Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam
1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, trẻ em khuyết tật bị tước quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm tại cấp tỉnh ra sao?
- Tải về danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật?
- Bản kiểm điểm Đảng viên không phải là cán bộ công chức viên chức mới nhất? Cách viết bản kiểm điểm?
- Nhà xưởng là gì? Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp có được xây dựng nhà xưởng không?
- Đơn xin việc là đơn như thế nào? Người lao động có thể nộp đơn xin việc ở đâu theo quy định pháp luật?