Trang thiết bị ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được phân thành bao nhiêu nhóm? Loại xe nào được quyền ưu tiên khi làm nhiệm vụ ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn?

Xin cho hỏi: Trang thiết bị ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được phân thành bao nhiêu nhóm? Loại xe nào được quyền ưu tiên khi làm nhiệm vụ ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn? Ai có thẩm quyền cấp tín hiệu ưu tiên cho xe làm nhiệm vụ ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn? - Câu hỏi của chị Thanh Thúy (TP. HCM)

Trang thiết bị ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được phân thành bao nhiêu nhóm?

Trang thiết bị ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Trang thiết bị ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được phân thành bao nhiêu nhóm? (Hình từ Internet)

Theo Điều 25 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định về hệ thống tổ chức ứng phó thiên tai như sau:

Chủng loại trang thiết bị
1. Trang thiết bị ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn gồm các nhóm sau:
a) Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đường không;
b) Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đường biển, đường thủy nội địa;
c) Trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu;
d) Trang thiết bị chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
đ) Trang thiết bị cứu sập đổ công trình;
e) Trang thiết bị ứng phó sự cố hóa chất độc, phóng xạ, sinh học hạt nhân;
g) Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt;
h) Trang thiết bị thông tin tìm kiếm cứu nạn;
i) Trang thiết bị y tế tìm kiếm cứu nạn;
k) Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn khác.
2. Hàng năm, định kỳ, các bộ, ngành, địa phương căn cứ Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn quyết định điều chỉnh số lượng chủng loại trang thiết bị ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho phù hợp với thực tế.

Theo đó, căn cứ quy định trên thì trang thiết bị ứng phó thiên tai được phân thành 10 nhóm, bao gồm:

– Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đường không;

– Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đường biển, đường thủy nội địa;

– Trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu;

– Trang thiết bị chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;

– Trang thiết bị cứu sập đổ công trình;

– Trang thiết bị ứng phó sự cố hóa chất độc, phóng xạ, sinh học hạt nhân;

– Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt;

– Trang thiết bị thông tin tìm kiếm cứu nạn;

– Trang thiết bị y tế tìm kiếm cứu nạn;

– Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn khác.

Loại xe nào được quyền ưu tiên khi làm nhiệm vụ ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn?

Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định về hệ thống tổ chức ứng phó thiên tai như sau:

Xe được quyền ưu tiên
1. Xe làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng được quyền ưu tiên, gồm:
a) Xe chỉ huy của các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
b) Xe chuyên dụng ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đang vận chuyển, thực hiện nhiệm vụ;
c) Xe ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.
….

Theo đó, căn cứ quy định trên thì xe làm nhiệm vụ ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng được quyền ưu tiên, gồm:

– Xe chỉ huy của các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

– Xe chuyên dụng ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đang vận chuyển, thực hiện nhiệm vụ;

– Xe ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.

Ai có thẩm quyền cấp tín hiệu ưu tiên cho xe làm nhiệm vụ ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn?

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 26 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định về hệ thống tổ chức ứng phó thiên tai như sau:

Xe được quyền ưu tiên
….
2. Tín hiệu của xe
Xe chỉ huy, xe chuyên dụng làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có cờ hiệu ưu tiên "TÌM KIẾM CỨU NẠN" cắm ở đầu xe phía bên trái người lái: Cờ hình chữ nhật, khung có nét viền màu đỏ kích thước rộng 20 cm x dài 30 cm, nền cờ màu trắng, phía trái có logo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, giữa nền cờ có hàng chữ "TÌM KIẾM CỨU NẠN" màu đỏ.
3. Thẩm quyền cấp tín hiệu xe làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được quyền ưu tiên do Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn quy định.

Theo đó, căn cứ trên quy định Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn là cơ quan có thẩm quyền cấp tín hiệu xe làm nhiệm vụ ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được quyền ưu tiên.

Bên cạnh đó, xe chỉ huy, xe chuyên dụng làm nhiệm vụ ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cần đảm bảo có cờ hiệu ưu tiên "TÌM KIẾM CỨU NẠN" cắm ở đầu xe phía bên trái người lái:

– Cờ hình chữ nhật, khung có nét viền màu đỏ kích thước rộng 20 cm x dài 30 cm,

– Nền cờ màu trắng, phía trái có logo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, giữa nền cờ có hàng chữ "TÌM KIẾM CỨU NẠN" màu đỏ.


Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
22/5 là ngày gì? Trong phòng chống thiên tai Nhà nước có những chính sách nào theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Quỹ phòng, chống thiên tai có bắt buộc phải đóng không? Mức đóng quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định pháp luật hiện hành là bao nhiêu?
Pháp luật
Bản tin dự báo thiên tai do Tổng cục Khí tượng Thủy văn ban hành có được phép sử dụng trong chỉ đạo điều hành hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai không?
Pháp luật
Chế độ thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai hiện nay như thế nào? Ai có trách nhiệm đóng vào quỹ phòng chống, thiên tai?
Pháp luật
Bão là gì? Có phải bão là hiện tượng thiên tai hay không? Tháng mấy hằng năm thì là mùa bão ở nước ta?
Pháp luật
Xâm nhập mặn được hiểu là như thế nào? Vận hành các hồ chứa nước có phải là biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn hay không?
Pháp luật
Biện pháp ứng phó đối với hạn hán và xâm nhập mặn được pháp luật quy định như thế nào? Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ như thế nào?
Pháp luật
Hiện tượng mưa đá có phải là thiên tai hay không? Xuất hiện mưa đá thì các biện pháp ứng phó nào sẽ được áp dụng?
Pháp luật
Đơn vị nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng? Nguồn vốn thực hiện lấy từ đâu?
Pháp luật
Trong những hoạt động về phòng, chống thiên tai thì cơ quan nào giữ vai trò chủ đạo theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
1,507 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào