Trạm xăng niêm yết giá bán lẻ xăng dầu không đúng cho khách hàng có bị xử phạt hay không? Mức phạt cụ thể là bao nhiêu?
Giá bán lẻ xăng dầu được hình thành dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định về các loại giá xăng dầu nói chung và giá bán lẻ xăng dầu nói riêng như sau:
“7. Giá xăng dầu thế giới là giá các sản phẩm xăng dầu được giao dịch trên thị trường quốc tế do Bộ Công Thương xác định và công bố.”
8. Giá bán lẻ xăng dầu là giá bán tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
“9. Giá cơ sở được xác định dựa trên các yếu tố hình thành giá tổng hợp từ các nguồn xăng dầu sản xuất trong nước, nhập khẩu; làm căn cứ để cơ quan nhà nước xác định giá điều hành (giá cơ sở trừ (-) đi mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá), là căn cứ cho việc quyết định giá bán lẻ xăng dầu trong nước (riêng dầu madút là giá bán buôn).”
Theo đó, giá bán lẻ xăng dầu là giá bán tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, được quyết định căn cứ trên giá cơ sở.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có bắt buộc phải niêm yết giá bán lẻ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu hay không?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 9 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về nghĩa vụ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu như sau:
"9. Áp dụng thống nhất giá bán lẻ xăng dầu trong toàn hệ thống phân phối của mình, trừ trường hợp bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu."
Có thể thấy, trừ trường hợp bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu thì thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải áp dụng thống nhất giá bán lẻ xăng dầu trong toàn hệ thống phân phối của mình.
Tại Điều 26 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định về các quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu gồm:
"1. Kiểm soát cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình.
2. Thông báo bằng văn bản về thời gian ngừng bán hàng gửi Sở Công Thương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó ghi rõ lý do ngừng bán hàng.
3. Niêm yết giá bán các loại xăng dầu và bán đúng giá niêm yết.
4. Tại khu vực bán hàng, chỉ được treo biển hiệu của thương nhân cung cấp xăng dầu cho cửa hàng là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu. Biển hiệu phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.
5. Ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng, thuận tiện cho quan sát của người mua hàng.
6. Chỉ ngừng bán hàng sau khi được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng (cháy nổ, lũ lụt hoặc đã nỗ lực áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng không thể duy trì việc bán hàng).
7. Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu niêm yết, bán ra theo quy định.
8. Trước ba mươi (30) ngày, trước khi ngừng lấy hàng của thương nhân cung cấp cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân sở hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải báo cáo và đề nghị Sở Công Thương điều chỉnh Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu đã cấp cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu."
Như vậy, giá bán lẻ xăng dầu phải được thống nhất trong toàn hệ thống phân phối và phải được niêm yết tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Niêm yết giá bán lẻ xăng dầu
Trạm xăng không niêm yết giá bán lẻ xăng dầu cho khách hàng có bị xử phạt hay không?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về giá bán lẻ xăng dầu và quy trình điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi niêm yết giá bán lẻ xăng dầu không đúng với giá do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu không đúng thời điểm thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc không gửi quyết định về giá bán lẻ xăng dầu cho các đơn vị trong hệ thống phân phối xăng dầu trước thời điểm giá có hiệu lực thi hành khi điều chỉnh tăng, giảm giá bán lẻ xăng dầu.
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về trình tự điều chỉnh giá hoặc không thực hiện đúng quy định về thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp khi điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định khoản 2 Điều này.
Đồng thời, căn cứ Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
+ Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật ngoài hình thức niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, kê khai giá.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, trường hợp không niêm yết giá bán xăng dầu thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, nếu vi phạm nhiều lần; tái phạm thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?