Trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá vùng đất chuyên trồng lúa thuộc về ai theo quy định pháp luật?

Đất chuyên trồng lúa là gì? Bóc tách và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp được quy định như thế nào? Trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá tính chất lý, hóa học, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa của các tỉnh trên phạm vi toàn quốc thuộc về ai?

Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm đúng không?

Khái niệm "Đất chuyên trồng lúa" được quy định tại Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại.
a) Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm;
b) Đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.
...

Theo đó, đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm.

Đất chuyên trồng lúa là gì? Trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá vùng đất chuyên trồng lúa thuộc về ai?

Đất chuyên trồng lúa là gì? Trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá vùng đất chuyên trồng lúa thuộc về ai? (Hình từ Internet)

Bóc tách và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp được quy định như thế nào?

Bóc tách và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp được quy định tại Điều 10 Nghị định 112/2024/NĐ-CP như sau:

Quy định bóc tách và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp
1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phải có phương án sử dụng tầng đất mặt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm:
a) Thông tin của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa;
b) Thông tin về diện tích đất chuyên trồng lúa đề nghị chuyển đổi;
c) Khối lượng tầng đất mặt sau khi bóc tách;
d) Phương án, vị trí và mục đích sử dụng khối lượng đất mặt được bóc tách.
3. Độ sâu tầng đất mặt phải bóc tách tối thiểu từ 20 cm (cen-ti-mét) tính từ mặt ruộng.
4. Phương án sử dụng tầng đất mặt được chấp thuận là thành phần hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp.

Theo đó, việc bóc tách và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp được quy định như sau:

- Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phải có phương án sử dụng tầng đất mặt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

- Nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm:

+ Thông tin của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa;

+ Thông tin về diện tích đất chuyên trồng lúa đề nghị chuyển đổi;

+ Khối lượng tầng đất mặt sau khi bóc tách;

+ Phương án, vị trí và mục đích sử dụng khối lượng đất mặt được bóc tách.

- Độ sâu tầng đất mặt phải bóc tách tối thiểu từ 20 cm (cen-ti-mét) tính từ mặt ruộng.

- Phương án sử dụng tầng đất mặt được chấp thuận là thành phần hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp.

Trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá tính chất lý, hóa học, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa của các tỉnh trên phạm vi toàn quốc thuộc về ai?

Trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá tính chất lý, hóa học, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa của các tỉnh trên phạm vi toàn quốc được quy định tại Điều 20 Nghị định 112/2024/NĐ-CP như sau:

Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa theo quy định tại Nghị định này;
b) Tổng hợp kết quả đánh giá tính chất lý, hóa học, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa của các tỉnh trên phạm vi toàn quốc;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Bộ Tài chính:
Cân đối, bố trí nguồn ngân sách trung ương chi thường xuyên để hỗ trợ cho các địa phương sản xuất lúa theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 14 Nghị định này.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn từ nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương trong từng kỳ trung hạn để hỗ trợ địa phương sản xuất lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật về đầu tư công.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Thực hiện các nội dung về quản lý, sử dụng đất trồng lúa của địa phương theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan; cân đối, bố trí vốn đầu tư công trung hạn từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách hỗ trợ tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất chất lượng cao theo quy định tại Nghị định này;
b) Tổ chức công bố công khai và quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được phê duyệt;
c) Phê duyệt vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao tại địa phương;
....

Theo đó, tổng hợp kết quả đánh giá tính chất lý, hóa học, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa của các tỉnh trên phạm vi toàn quốc thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đất chuyên trồng lúa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thế nào là đất chuyên trồng lúa? NSNN hỗ trợ lên đến 1.500.000 đồng đối với đất chuyên trồng lúa?
Pháp luật
Trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá vùng đất chuyên trồng lúa thuộc về ai theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Mức hỗ trợ sản xuất lúa đối với đất chuyên trồng lúa? Mức hỗ trợ sản xuất lúa do cơ quan nào quyết định?
Pháp luật
Mẫu văn bản xác định số tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa?
Pháp luật
Mẫu văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền sử dụng đất là mẫu nào? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được xác định ra sao?
Pháp luật
Điều 182 Luật Đất đai 2024, người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chuyên trồng lúa để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì thực hiện quy định nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đất chuyên trồng lúa
187 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đất chuyên trồng lúa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đất chuyên trồng lúa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào