Tổng hợp những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2023? Quy định mới về BHXH, lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú, mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài?
- Tổng hợp những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 2-2023?
- Mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH năm 2023 là bao nhiêu?
- Thời gian nghỉ việc hưởng BHXH theo quy định mới như thế nào?
- Quy định mới về mức đóng lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú như thế nào?
- Quy định mới về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài như thế nào?
Tổng hợp những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 2-2023?
Danh sách những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2023 bao gồm:
- Mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH năm 2023.
- Thời gian nghỉ việc hưởng BHXH theo quy định mới.
- Quy định mới về mức đóng lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú.
- Quy định mới về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài.
Trên đây là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2023 cần lưu ý.
Tổng hợp những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 2-2023? Quy định mới về BHXH, lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú, mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài? (Hình từ Internet)
Mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH năm 2023 là bao nhiêu?
Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH (hay còn gọi là hệ số trượt giá BHXH) có hiệu lực từ ngày 20/2/2023. Cụ thể:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng.
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:
Theo mức điều chỉnh nêu trên, một người đóng BHXH đủ điều kiện hưởng lương hưu vào năm 2023, mức hưởng lương hưu hằng tháng của người này sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ hưởng lương hưu và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Khi đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH sẽ chính là tổng số tiền lương tháng đã đóng BHXH sau khi điều chỉnh chia cho tổng số tháng đã đóng BHXH.
Tương tự những người đóng BHXH bắt buộc, với những người đóng BHXH tự nguyện thì thu nhập đã tính đóng BHXH cũng sẽ được điều chỉnh để bù trượt giá.
Thời gian nghỉ việc hưởng BHXH theo quy định mới như thế nào?
Thông tư 18/2022/TT-BYT sửa đổi Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế có hiệu lực từ ngày 15/2/2023. Nhiều quy định quan trọng về việc hưởng BHXH của người lao động đã được sửa đổi, cụ thể:
- Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH:
+ Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
+ Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai chuyên khoa trở lên của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
+ Trường hợp người lao động khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhiều bệnh khác nhau thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với bệnh có chế độ cao nhất.
- Ngoài ra, Thông tư 18/2022/TT-BYT thêm quy định người lao động có thể sử dụng phiếu khám bệnh, phiếu kết quả cận lâm sàng, đơn thuốc để chứng minh việc gặp vấn đề về sức khỏe, cần được giám định để làm thủ tục hưởng chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Quy định mới về mức đóng lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú như thế nào?
Thông tư 75/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05 tháng 02 năm 2023 quy định về mức đóng lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú như sau:
Một số trường hợp được miễn lệ phí đăng ký gồm:
- Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
- Người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên.
- Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn…
Quy định mới về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài như thế nào?
Thông tư 20/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân có hiệu lực từ ngày 15/2/2023.
Trong đó quy định các trường hợp mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ của tổ chức bao gồm mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ, viện trợ theo các cam kết, thỏa thuận giữa Nhà nước, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương với nước ngoài. Nguồn tài trợ, viện trợ là các khoản kinh phí từ ngân sách hoặc nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ, viện trợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?