Tổng hợp những chính sách người cao tuổi năm 2023? Đối tượng người cao tuổi nào được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng?
- Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng
- Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế
- Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh
- Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách chúc thọ, mừng thọ
- Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ tổ chức tang lễ và mai táng
- Bao nhiêu tuổi thì được coi là người cao tuổi?
Theo quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Nghị định 20/2021/NĐ-CP và Luật Người cao tuổi 2009 có quy định về những chính sách người cao tuổi được nhận hàng tháng năm 2023 cụ thể như sau:
Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về trường hợp người cao tuổi được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng cụ thể như sau:
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
Tổng hợp những chính sách người cao tuổi năm 2023? Đối tượng người cao tuổi nào được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng? (Hình từ Internet)
Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế
Đối với quy định về đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế thì tại Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
1. Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số đối tượng như sau:
a) Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
b) Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
c) Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng quy định tại khoản 1 Điều này thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, kể cả 20% số kinh phí quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 của Luật bảo hiểm y tế (nếu có) xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, người cao tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế bao gồm người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh
Tại Điều 12 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về việc ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi như sau:
- Việc ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi được thực hiện như sau:
+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng;
+ Bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú.
- Các bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, có trách nhiệm sau đây:
+ Tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi;
+ Phục hồi sức khoẻ cho người bệnh là người cao tuổi sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình;
+ Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là người cao tuổi.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi.
Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách chúc thọ, mừng thọ
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi như sau:
- Người thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà.
- Người thọ 90 tuổi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chúc thọ và tặng quà.
- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội người cao tuổi tại địa phương, gia đình của người cao tuổi tổ chức mừng thọ người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 tuổi trở lên vào một trong các ngày sau đây:
+ Ngày người cao tuổi Việt Nam;
+ Ngày Quốc tế người cao tuổi;
+ Tết Nguyên đán;
+ Sinh nhật của người cao tuổi.
- Kinh phí thực hiện quy định tại Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm và nguồn đóng góp của xã hội.
Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ tổ chức tang lễ và mai táng
Đối với quy định về đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ tổ chức tang lễ và mai táng thì tại Điều 22 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về việc tổ chức tang lễ và mai táng khi người cao tuổi chết như sau:
- Khi người cao tuổi chết, người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi có trách nhiệm chính trong việc tổ chức tang lễ và mai táng cho người cao tuổi theo nghi thức trang trọng, tiết kiệm, bảo đảm nếp sống văn hoá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
Trường hợp người cao tuổi không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này không có điều kiện tổ chức tang lễ và mai táng thì UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở bảo trợ xã hội nơi người cao tuổi cư trú chủ trì phối hợp với Hội người cao tuổi và các tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức tang lễ và mai táng.
- Khi người cao tuổi chết, cơ quan, tổ chức nơi người cao tuổi đang làm việc hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người cao tuổi, Hội người cao tuổi, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức đoàn thể tại địa phương có trách nhiệm phối hợp với gia đình người cao tuổi tổ chức tang lễ và mai táng.
Bao nhiêu tuổi thì được coi là người cao tuổi?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về người cao tuổi cụ thể như sau:
Người cao tuổi
Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Theo đó, người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi chở hàng cồng kềnh xe máy 2025? Mức phạt chở hàng cồng kềnh 2025? Xe máy chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu?
- Tiêu chí Kinh dị ở Phim 18+ là gì theo Thông tư 05? 07 tiêu chí phân loại phim 18+ chi tiết, cụ thể?
- Mã chương thuế môn bài năm 2025? Hướng dẫn tra cứu mã chương thuế môn bài năm 2025 như thế nào?
- Huân chương Lao động hạng Ba được gì? Huân chương Lao động hạng 3 được quyền lợi gì theo Nghị định 98?
- Giáo viên tiểu học hạng 1 cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Giáo viên tiểu học hạng 1 được làm ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi cấp nào?