Tổng giám đốc của cơ sở khám chữa bệnh có phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh không?
- Tổng giám đốc của cơ sở khám chữa bệnh có phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh không?
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh vắng mặt tại cơ sở khám chữa bệnh trên 180 ngày thì cơ sở khám chữa bệnh phải làm thủ tục thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn đúng không?
- Thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh có cấp lại giấy phép hoạt động?
Tổng giám đốc của cơ sở khám chữa bệnh có phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh không?
Theo Điều 2 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
7. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là người giữ một trong các chức danh tổng giám đốc, giám đốc, viện trưởng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả các cơ sở là đơn vị sự nghiệp công lập có hội đồng quản lý) hoặc là người được giao nhiệm vụ đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trong điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể không đồng thời là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
...
Tiếp đó, theo Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
13. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là người đại diện theo pháp luật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
...
Theo đó, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể không đồng thời là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp tổng giám đốc của cơ sở khám bệnh cũng là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh đó.
Tổng giám đốc của cơ sở khám chữa bệnh có phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh không? (hình từ internet)
Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh vắng mặt tại cơ sở khám chữa bệnh trên 180 ngày thì cơ sở khám chữa bệnh phải làm thủ tục thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn đúng không?
Theo Điều 27 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hướng dẫn đăng ký hành nghề
...
11. Trường hợp người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vắng mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vì lý do ốm đau, nghỉ phép, đi học hoặc vì các lý do khác thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải thực hiện các thủ tục sau:
a) Ủy quyền bằng văn bản cho người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó có giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề phù hợp với một trong các chuyên khoa mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký hoạt động và có thời gian hành nghề tối thiểu là 36 tháng nếu thời gian vắng mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dưới 15 ngày;
b) Ủy quyền theo quy định tại điểm a khoản này và có văn bản thông báo cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động nếu thời gian vắng mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ 15 ngày đến dưới 90 ngày;
c) Ủy quyền theo quy định tại điểm a khoản này và có văn bản thông báo cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động và được cơ quan cấp giấy phép hoạt động chấp thuận bằng văn bản nếu thời gian vắng mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ 90 ngày đến 180 ngày;
d) Nếu thời gian vắng mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên 180 ngày thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải làm hồ sơ, thủ tục đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh vắng mặt tại cơ sở khám chữa bệnh trên 180 ngày thì cơ sở khám chữa bệnh phải làm thủ tục đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh đó.
Thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh có cấp lại giấy phép hoạt động?
Theo Điều 53 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Cấp lại giấy phép hoạt động
1. Cấp lại giấy phép hoạt động được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép hoạt động bị mất;
b) Giấy phép hoạt động bị hư hỏng;
c) Giấy phép hoạt động có sai sót thông tin.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động;
b) Bản gốc giấy phép hoạt động, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Tài liệu chứng minh đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động được quy định như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp lại nộp cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm cấp lại giấy phép hoạt động. Trường hợp phải thẩm định thực tế tại cơ sở thì thực hiện theo thủ tục quy định tại điểm b và điểm c khoản 4 Điều 52 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định việc cấp lại giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo quy định trên, giấy phép hoạt động chỉ được cấp lại trong trường hợp:
- Giấy phép hoạt động bị mất;
- Giấy phép hoạt động bị hư hỏng;
- Giấy phép hoạt động có sai sót thông tin.
Như vậy, khi cơ sở khám chữa bệnh thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn thì không cấp lại giấy phép hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?