Tổng điều tra thống kê là gì? Ai có quyền quyết định tiến hành tổng điều tra thống kê quốc gia?
Tổng điều tra thống kê là gì?
Tổng điều tra thống kê được giải thích tại khoản 20 Điều 3 Luật Thống kê 2015 như sau:
Tổng điều tra thống kê là điều tra thống kê toàn bộ để thu thập dữ liệu, thông tin thống kê của các đối tượng điều tra trên phạm vi cả nước, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp.
Theo đó, tổng điều tra thống kê là điều tra thống kê toàn bộ để thu thập dữ liệu, thông tin thống kê của các đối tượng điều tra trên phạm vi cả nước, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp.
Tổng điều tra thống kê là gì? (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định tiến hành tổng điều tra thống kê quốc gia?
Người có quyền quyết định tiến hành tổng điều tra thống kê quốc gia được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 28 Luật Thống kê 2015 như sau:
Chương trình điều tra thống kê quốc gia
1. Chương trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định, được tiến hành định kỳ nhằm thu thập thông tin chủ yếu để tổng hợp các chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Chương trình điều tra thống kê quốc gia gồm tên cuộc điều tra, mục đích, đối tượng, đơn vị, loại điều tra, nội dung điều tra, thời kỳ, thời điểm điều tra và cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung chương trình điều tra thống kê quốc gia;
b) Hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện chương trình điều tra thống kê quốc gia.
3. Thẩm quyền quyết định tiến hành điều tra trong chương trình điều tra thống kê quốc gia được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định tiến hành tổng điều tra thống kê quốc gia;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định tiến hành điều tra thống kê được phân công trong chương trình điều tra thống kê quốc gia.
Theo đó, thẩm quyền quyết định tiến hành điều tra trong chương trình điều tra thống kê quốc gia được quy định như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định tiến hành tổng điều tra thống kê quốc gia;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định tiến hành điều tra thống kê được phân công trong chương trình điều tra thống kê quốc gia.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ quyết định tiến hành tổng điều tra thống kê quốc gia.
Cơ quan thực hiện tổng điều tra thống kê quốc gia gồm những cơ quan nào?
Cơ quan thực hiện tổng điều tra thống kê quốc gia gồm những cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Thống kê 2015 như sau:
Tổng điều tra thống kê quốc gia
1. Tổng điều tra thống kê quốc gia gồm:
a) Tổng điều tra dân số và nhà ở;
b) Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
c) Tổng điều tra kinh tế;
d) Tổng điều tra thống kê quốc gia khác.
2. Cơ quan thực hiện tổng điều tra thống kê quốc gia gồm:
a) Cơ quan thống kê trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện tổng điều tra quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan thực hiện tổng điều tra quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung tổng điều tra thống kê quốc gia.
Như vậy, cơ quan thực hiện tổng điều tra thống kê quốc gia gồm:
- Cơ quan thống kê trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện tổng điều tra quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
+ Tổng điều tra dân số và nhà ở;
+ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
+ Tổng điều tra kinh tế;
- Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan thực hiện Tổng điều tra thống kê quốc gia khác.
Điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia được quy định như thế nào?
Điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia được quy định tại Điều 30 Luật Thống kê 2015 như sau:
Điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia
1. Điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia gồm:
a) Điều tra thống kê đột xuất khi có thiên tai, dịch bệnh hoặc các trường hợp đột xuất khác;
b) Điều tra thống kê nhằm thu thập thông tin về các chỉ tiêu thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của bộ, ngành thuộc lĩnh vực phụ trách, nhưng không thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
c) Điều tra thống kê nhằm thu thập thông tin có tính chất đặc thù phục vụ yêu cầu quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Thẩm quyền quyết định điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định chương trình và tổ chức thực hiện điều tra thống kê quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chương trình và tổ chức thực hiện điều tra thống kê quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?