Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam có quyền như thế nào đối với tài sản? Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam có trách nhiệm như thế nào đối với tài sản?
Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam có quyền như thế nào đối với tài sản?
Căn cứ tại Điều 7 Mục I Chương 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 197/2003/QĐ-BTC, có quy định về vốn và tài sản như sau:
Đối với vốn và tài sản
Quản lý, sử dụng vốn, tài sản được nhà nước giao để kinh doanh, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản đó.
Giao lại cho các đơn vị của Tổng công ty quản lý, sử dụng vốn, tài sản mà Tổng công ty đã nhận của Nhà nước; điều động vốn và tài sản đã giao trong trường hợp cần thiết, phù hợp với kế hoạch phát triển chung của toàn Tổng công ty.
Đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chuyển nhượng, thay thế, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn theo các quy định của pháp luật và của điều lệ này.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam có quyền đối với tài sản như sau:
- Quản lý, sử dụng vốn, tài sản được nhà nước giao để kinh doanh, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản đó
- Giao lại cho các đơn vị của Tổng công ty quản lý, sử dụng vốn, tài sản mà Tổng công ty đã nhận của Nhà nước; điều động vốn và tài sản đã giao trong trường hợp cần thiết, phù hợp với kế hoạch phát triển chung của toàn Tổng công ty.
- Đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Chuyển nhượng, thay thế, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn theo các quy định của pháp luật và của điều lệ này.
Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam (Hình từ Internet)
Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam có trách nhiệm như thế nào đối với tài sản?
Căn cứ tại Điều 10 Mục II Chương 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 197/2003/QĐ-BTC, có quy định về vốn và tài sản như sau:
Đối với vốn và tài sản
1. Quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn, mọi nguồn lực nhà nước giao kể cả phần vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác.
2. Bảo toàn, phát triển vốn nhà nước và vốn tự huy động, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số tài sản của Tổng công ty.
3. Đánh giá lại tài sản của Tổng công ty theo quy định của Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam có trách nhiệm đối với tài sản như sau:
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn, mọi nguồn lực nhà nước giao kể cả phần vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác;
- Bảo toàn, phát triển vốn nhà nước và vốn tự huy động, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số tài sản của Tổng công ty;
- Đánh giá lại tài sản của Tổng công ty theo quy định của Nhà nước.
Ban kiểm soát của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Mục III Chương 3 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 197/2003/QĐ-BTC, có quy định về ban kiểm soát như sau:
Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát có 5 thành viên, trong đó một thành viên Hội đồng quản trị làm Trưởng ban theo sự phân công của Hội đồng quản trị và 4 thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, gồm: hai thành viên là viên chức tài chính, kế toán, một thành viên do Đại hội đại biểu công nhân viên chức Tổng công ty giới thiệu, một thành viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính giới thiệu.
2. Thành viên Ban kiểm soát không được là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Tổng Giám đốc Tổng công ty, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty, Kế toán trưởng Tổng công ty và các thành viên này không được kiêm nhiệm bất cứ nhiệm vụ nào trong bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty hoặc bất cứ chức vụ nào trong các doanh nghiệp bảo hiểm khác.
3. Thành viên Ban kiểm soát phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
Là chuyên gia về tài chính, kế toán, kiểm toán, kinh tế, bảo hiểm, pháp luật.
Thâm niên công tác về các chuyên ngành liên quan không dưới 5 năm.
Không có tiền án, tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế.
4. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát là 5 năm. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bổ nhiệm lại. Trong quá trình công tác, nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thay thế.
Thành viên Ban kiểm soát được hưởng tiền lương, tiền thưởng do Hội đồng quản trị quyết định theo chế độ của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban kiểm soát của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam có có 5 thành viên, trong đó một thành viên Hội đồng quản trị làm Trưởng ban theo sự phân công của Hội đồng quản trị và 4 thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, gồm: hai thành viên là viên chức tài chính, kế toán, một thành viên do Đại hội đại biểu công nhân viên chức Tổng công ty giới thiệu, một thành viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính giới thiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?